Vùng hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 56 - 60)

30. Họ gừng riềng Zingiberaceae

3.2.1. Vùng hoạt động

Vùng hoạt động của bị tót ở Cát Lộc được xác định dựa vào những điểm đã gặp trực tiếp bị tót hoặc những dấu vết để lại của bị tót như dấu chân, phân, vết ăn, vết nằm,... . So với tê giác, bị tót có vùng hoạt động rộng hơn nhiều, tuy nhiêu, chúng cũng khơng gặp ở phần phía Đơng Bắc của Cát Lộc (Hình 3.13).

Vùng hoạt động của Bị tót chủ yếu là các khu rừng thứ sinh tương đối bằng phẳng, các trảng cỏ xen cây bụi, rừng mum, tre nứa thuần loài hoặc các khu rừng hỗn giao có các cây gỗ thưa, hoặc các thung lũng, đầm sình có nhiều loại cây cỏ và cây bụi, thuận tiện cho việc di chuyển đi lại kiếm ăn và nằm nghỉ ngơi.

Khu vực bị tót khơng hoạt động là những vùng có tỷ lệ đá lộ đầu cao; nơi khơng có nguồn thức ăn, hoặc nơi sinh cảnh bị tác động mạnh như các khu vực người dân địa phương thường xuyên xâm nhập khai thác lâm sản, săn bắn, chăn thả gia súc như khu vực thôn 3 thôn 4, thôn K’lo – K ít, bn Thung cọ, xã Đồng Nai Thượng.

Hình 3.13. Bản đồ ghi nhận các dấu vết của bị tót tại Cát Lộc

3.2.2. Cấu trúc quần thể

Qua kết quả ghi nhận vùng hoạt động và dấu vết của bị tót (dấu chân, vết ăn, phân, nơi ngủ, … ) và kế thừa có chọn lọc các thơng tin điều tra về bị tót được thực hiện gần đây cho thấy, ở khu vực Cát Lộc hiện có khoảng 15 cá thể bị tót sinh sống và hoạt động theo 05 đàn khác nhau (Bảng 3.7)

Bảng 3.7. Các điểm ghi nhận bị tót hoạt động theo khu vực

STT Khu vực Toạ độ Số đàn Số cá thể

X Y

1 Bàu Chim – Phước Sơn 0751356 1286940

1 2

2 Yên ngựa – Bàu Đá 0752509 1286696 3 Bàu Trâu – Bàu Đắk Lớ 0753834 1290170

1 3

4 Tiểu khu 510, 513 GV 755033 1290778 5 Hang Dơi – Bàu Mum 0754664 1292880

1 5 6 Tiểu khu 479 0757681 1299875 7 Bàu Đình Giang 0753737 1293467 8 Đầm Cau 0753433 1293759 1 3 9 Bàu Đình Rách 0752511 1293713 10 Tiểu khu 509 Tiên

Hoàng 0760777 1294691 1 2

Tổng cộng 5 15

Từ số liệu trên có thể tính được số lượng cá thể trung bình của các đàn ở khu vực là 3,0 cá thể/đàn. Mật độ trung bình của bị tót tại Cát Lộc là 15 cá thể/275,3km2 = 0.047 – 0.054 cá thể/km2. Mật độ bò tót ở Khu bảo tồn Hổ Bandipur (Ấn Độ) là 1,25 cá thể/km2 (Ministry of Environment and Forest (2008), Bandipur Tiger Reserve, India). Như vậy mật độ bò tót ở khu vực Cát Lộc hiện nay là rất thấp.

Có thể đựa vào kích thước dấu chân đo đếm ngồi thực địa để dự đốn cấu trúc tuổi của quần thể bò: Con trưởng thành >2,5 tuổi (> 9cm), con trung niên 1 – 2,5 tuổi (8 – 9cm), con non 12 tháng (<8cm) [7]. Kết quả phân tích kích thước của 44 dấu chân thu được tại 33 điểm có phân bố bị tót trên tồn

khu vực Cát Lộc trong cho thấy cấu trúc tuổi của quần thể bị tót ở đây như sau (Bảng 3.8): tỷ lệ con non chiếm 22,7%, con trung niên 22,7%, con trưởng thành chiếm đa số 54.6%. Điều này cho thấy quần thể bị tót ở đây có cấu trúc tuổi cân đối và có chiều hướng phát triển.

Bảng 3.8. Ước đốn cấu trúc tuổi qua phân tích kích thước dấu chân

TT Tuổi Kích thước dấu chân (cm)

Số lượng

dấu chân Tỷ lệ (%)

1 Con non <1 tuổi < 8cm 10 22.7 2 Trung niên 1-2,5 tuổi 8 – 9cm 10 22.7 3 Trưởng thành >2,5 tuổi >9cm 24 54.6

Tổng 44 100

Hình 3.14. Biểu đồ cấu trúc tuổi quần thể bị tót ở Cát Lộc

Kết quả đã thu 486 mẫu phân bị tót, số mẫu đạt chất lượng đã phân tích 369 mẫu (đạt 75,92%). Kết quả phân tích ADN cho biết giới tính có 77 đực, 101 cái, chưa xác định 193 mẫu. Nếu xem các kết quả đã xác định giới tính có tỷ lệ bằng 1, trong 178 mẫu, ta có 43,26%♂, 56,74%♀. Tỷ lệ giới tính đực/cái là 0,43 ♂: 0,56♀. Kết quả này chấp nhận được và phù hợp với nhiều kết quả nghiên cứu của các tác giả trước, tỷ lệ cái nhiều hơn con đực [14], [23]. Đây cũng là do cấu trúc giới tính tự nhiên của đa số các lồi thú.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)