30. Họ gừng riềng Zingiberaceae
3.4.2. Quấy nhiễu sinh cảnh
Đây là hoạt động phổ biến ở khu vực, hoạt động này diễn ra hàng ngày hàng giờ trong lòng VQG. Hiện tại khu vực Cát lộc có rất nhiều thơn bản dân tộc bản địa sống trong vùng này, số cịn lại là dân nhập cư. Tình hình nhập cư vẫn đang là mối quan tâm lớn. Người dân liên tục khai phá mở thêm những vùng đất mới để có thêm những vùng đất mới để canh tác, và biến những mẫu rừng thành nông trại, vườn điều, cao su...Chỉ riêng sự hiện diện của một số lượng lớn người củng đủ gây khuấy động: Những âm thanh, tiếng ồn của Radio, máy cắt cỏ, tiếng xe máy đi lại hay chở điều vào vụ thu hoạch, các hoạt động của con người vào rừng thu hái lâm sản, săn bắn...
Hình 3.19. Số người vi phạm VQG Cát Tiên trong các năm
Tính trung bình một ngày có khoảng 500 – 1000 lượt người vào rừng khai thác lâm sản. Việc đi lại này được coi là hoạt động quấy nhiễu sinh cảnh chủ yếu, người dân đi lại gây nhiễu loạn mơi trường sống của các lồi động vật hoang dã đặc biệt là thú rừng. Trong những năm gần đây, ở VQG Cát Tiên đã xuất hiện nhiều vụ chống đối người thi hành công vụ đã và đang phổ biến và có tính hệ thống. Nếu khơng được điều tra và xử lý triệt để, các đối tượng này tiếp tục tỏ thái độ thách thức pháp luật, hậu quả sẽ trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.
Việc chăn thả trâu bị rơng ở các khu vực ven VQG Cát Tiên đang có nguy cơ làm phát tán dịch bệnh, lai tạp gen cho các loài động vật hoang dã, tạo nên sự cạnh tranh trực tiếp hoặc gián tiếp nguồn thức ăn tự nhiên giữa bị tót và các lồi trâu, bị nhà. Đặc biệt là ở khu vực VQG Cát Tiên tiếp giáp với các khu vực dân cư như Tà Lài và Đắc Lua (khu Nam Cát Tiên), thôn 3, thơn 4, Phước Sơn, Tiên Hồng, Gia Viễn (Cát Lộc), Đa Bông Cua (Tây Cát Tiên). Các hành vi đốt các trảng cỏ, tạo cỏ non cho gia súc cũng là những nguy cơ làm mất hoặc giảm chất lượng nguồn thức ăn tự nhiên của lồi bị tót và gây cháy rừng vào mùa khô hàng năm.