Tập tính hoạt động của Tê giác ở Cát Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 44 - 48)

Tê giác là loài sống đơn, chỉ gặp tê giác mẹ đi đơi với tê giác con. Trong q trình hoạt động tê giác luôn di chuyển từ nơi này đền nơi khác để kiếm ăn và uồng nước khoáng. Bằng cách lần theo lối đi của tê giác trong rừng chúng

tôi đã xác định được di chuyển hoạt động của chúng ở khu vực Cát Lộc (Hình 3.11).

Phạm vi di chuyển của tê giác ghi nhận được không lớn. Kết quả giám sát cho thấy khoảng cách di chuyển xa nhất của tê giác là tuyến Bàu Chim - Suối Tre - Bàu Đắc Lớ -Bàu Trâu - Suối Đắc Lớ - Suối Đình Đe - Suối Sình, dài khoảng 16 km. Khoảng cách này là khá ngắn so với khoảng cách di chuyển trung bình của tê giác Java ở Inđônêxia là 20 - 25 km/ngày (Nguyễn Xuân Đặng và cs. 2005). Vùng hoạt động hẹp và phạm vi di chuyển của tê giác ở Cát Lộc khơng lớn có lẽ do có các thơn bản tồn tại bên trong khu vực Cát Lộc (Thôn 3, Thôn 4, Thơn K'Lo-K'Ích) đã ngăn cản đường di chuyển có tê giác lên phía bắc của khu vực.

Tê giác đi lại chủ yếu theo các đỉnh đồi vì ở đây địa hình tương đối bằng phẳng, ít dốc, phù hợp với cơ thể to lớn và nặng nề của chúng. Tê giác chỉ đi xuống thung lũng thấp hoặc vượt qua các vùng đồi dốc khi rất cần thiết như tìm xuống điểm suối khống Bàu Chim hoặc từ bãi kiếm ăn này qua bãi kiếm ăn khác

Hình 3.11. Đường di chuyển hoạt động của tê giác ở Cát Lộc

Tê giác đi lại chậm chạp, rất thích đầm mình trong các vũng bùn. Do thân hình khá đồ sộ, tê giác rất khó giữ cho thân nhiệt của mình đủ mát. Vì thế chúng thường tránh những nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. Chúng rất thích đầm mình trong những vũng sình, bãi lầy… Lớp bùn khơ đóng trên da giúp chúng hạn chế bớt tác hại của bức xạ mặt trời và của các ký sinh trùng. Vì vậy, dầm bùn thường là một hoạt động thiết yếu của tê giác.

Tại Cát Lộc, chúng tôi đã phát hiện được nhiều vũng đầm mình của tê giác ở các suối Sìn, suối Tre, suối Đình vũ. Vào mùa mưa, các bàu sình đều

có nước nên tê giác chỉ di chuyển qua lại giữa các sình, bàu như: đầm Cau, bàu Sìn, bàu Trâu, bàu Đắc lớ, bàu Đình Giang, bàu Đình rách, Hang Dơi, bàu Chim, bàu Đá. Về mùa khơ, một số bàu sình bị khơ cạn nên tê giác thường di chuyển theo các suối lớn như: Đạ tơi, Đình vũ, Đình vẽ, Đạ Uý… để đầm mình. Các nơi đầm mình của tê giác đều ở sâu trong rừng, nơi có thảm rừng kín (lồ ơ, song mây) đảm bảo an tồn cho chúng.

Hình 3.12. Vũng đầm mình của tê giác ở suối sình và bàu Đình rách

Thường xuyên lui tới các điểm khoảng là một tập tính quan trọng của tê giác. Các điểm khoáng là các bãi sình lầy, khe suối nhỏ giàu khoáng chất phân bố rãi rác trong vùng hoạt động của tê giác. Chúng tôi đã ghi nhận được 06 điểm khoáng mà tê giác hay lui tới (Bảng 3.3). Tê giác tìm đền các điểm khống khơng chỉ để uống bổ sung nguồn khống cho cơ thể mà còn để gặp gỡ các cá thể khác, tìm bạn sinh sản. Vì vậy, các điểm khống có vai trị rất quan trọng đối với đời sống của tê giác.

Bảng 3.3. Số lượng và vị trí các điểm khống tự nhiên của bị tót ở Cát Lộc

STT Địa điểm Tọa độ địa lý Độ cao

X Y

1. Bàu chim - Phước Sơn 751942 1286703 141 2. Bàu Trâu – Gia Viễn 755267 1290097 356 3. Hang Dơi (Suối Đa Thai) 753717 1293095 334

4. Bàu Đăk Lớ 754265 1289917 300

5. Bàu Đình Rách 752916 1293395 287

6. Đầm Cau - Bến Cầu 753910 1293424 334

Có rất ít thơng tin về sinh sản của tê giác ở Cát Lộc. Nhìn chung, lồi Tê giác một sừng java mang thai 17 tháng, mỗi lứa đẻ 01 con, ba dến bốn năm mới đẻ một lứa. Tê giác con mới đẻ nặng từ 40-50kg, sau 5 đến 6 năm là trưởng thành sinh dục (Hoogerwerf A. (1970)). Tại Cát Lộc, lần phát hiện cuối cùng tê giác mẹ đi với tê giác con vào tháng 5 năm 1989 (Schaller et al., 1990). Từ đấy đến nay, chưa ghi nhận được dấu hiệu sinh sản mới của tê giác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)