Sự cạnh tranh về cây thức ăn và điểm khoáng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 66 - 67)

30. Họ gừng riềng Zingiberaceae

3.3.2.Sự cạnh tranh về cây thức ăn và điểm khoáng

Nguồn thức ăn của bị tót trong tự nhiên đa dạng, nhưng nhiều loài cây thức ăn được các loài khác sử dụng chung. Tuy nhiên do nguồn thức ăn có sẵn và phong phú, chỉ có một số lượng ít các lồi cây thức ăn của bị tót trùng lặp với thức ăn của các lồi thú móng guốc khác. Một số loài sử dụng các bộ phận và mức độ sử dụng các lồi cây thức ăn có khác nhau. Trong khi các lồi cây thức ăn có sinh khối lớn, làm cho sự cạnh tranh nguồn thức ăn giữa lồi bị tót và các lồi thú móng guốc khơng rõ nét. Ở VQG Udjung Kulon (Indonesia), trong nhiều sinh cảnh, bò ban teng đi ăn cùng vời tê giác Hoogerwerf (1970) [41].

Sự cạnh tranh về thức ăn giữa tê giác và bị tót khơng đáng kể. Trong số 225 loài cây thức ăn của được ghi nhận chỉ có 06 lồi là cây thức ăn chung cho cả 2 loài. Như vây tỷ lệ giao thoa về cây thức ăn giữa tê giác với bị tót là 6/68 = 0.09% và giữa bị tót và tê giác là 6/157 = 0.04%. Các lồi cây thức ăn chung của bị tót với tê giác:

1. Rau bép, rau nhíp (Gnetum gnemon L). 2. Trâm (Syzygium sp).

3. Dây cánh dơi, móng bị rừng (Bauhinia bracteata. Benth) 4. Ngái (Ficus hispida L.f.)

5. Sâm cau, Phất dủ lá hẹp (Dracaena angustifolia Roxb) 6. Cồng nước (Calophyllum dongnaiense Pierre)

Sự cạnh tranh sử dụng các điểm khống giữa tê giác và bị tót là đáng kể, do số lượng các điểm khoáng trong vùng khơng nhiều. Trong số 9 điểm khống phát hiện ở Cát Lộc có tới 6 điểm được các bị tót và tê giác sử dụng (Hình 3.18)

Hình 3.18. Tình trạng sử dụng các điểm khống giữa bị tót và tê giác 3.4. CÁC ĐE DỌA ĐỐI VỚI TÊ GIÁC VÀ BỊ TĨT Ở CÁT LỘC

Đã có nhiều nỗ lực trong cơng tác quản lý bảo vệ các quần thể tê giác và bị tót ở VQG Cát Tiên và Cát Lộc nói riêng. Tuy nhiên, các nguy cơ đe dọa 2 loài thú lớn rất quý hiếm này chỉ mới được giảm bớt nhưng vẫn chưa được loại trừ hồn tồn. Có thể tóm tắt tình trạng các đe dọa này như sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 66 - 67)