KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 75 - 77)

30. Họ gừng riềng Zingiberaceae

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ I Kết luận

I. Kết luận

1. Quần thể tê giác một sừng java (Rhinoceros sondaicus) ở khu vực Cát Lộc (VQG Cát Tiên) gồm 2 - 3 cá thể; hoạt động trong khu vực nhỏ có diện tích khoảng 4.200 ha với sinh cảnh đã bị suy thối. Trong đó, tê giác sử dụng 6 dạng sinh cảnh: kiếm ăn chủ yếu ở 2 dạng sinh cảnh (Rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh và Rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh hỗn giao với lồ ô) và trú ẩn ở một dạng sinh cảnh (Trảng song mây hoặc lô ô thuần loại).

2. Đã thống kê được 68 loài cây thức ăn của tê giác thuộc 30 họ thực vật bậc cao có mạch, trong đó, có 15 lồi rất thích ăn; 36 lồi thích ăn và 17 lồi ít ăn. Cây thức ăn của tê giác chủ yếu là cây gỗ nhỏ cây bụi và bụi trườn. Tê giác chú yếu chọn ăn lá, thân và cành non; chúng chỉ ăn quả, hạt của một vài loài cây. Tê giác thường xuyên tới các điểm khoáng để liếm khoáng, đã ghi nhận được 06 điểm khoáng tê giác hay lui tới ở Cát Lộc.

3. Quần thể bị tót ở khu vực Cát Lộc có 5 đàn với 15 cá thể; tỷ lệ con non là 22,7%, trung niên 22,7% và trưởng thành chiếm 54.6%. Mật độ trung bình của bị tót tại Cát Lộc là rất thấp (0.047 – 0.054 cá thể/km2). Vùng hoạt động rộng trừ phần phía phía Bắc của Cát Lộc.

4. Đã ghi nhận được 144 loài thực vật thuộc 28 họ là thức ăn của Bị tót, trong đó chủ yếu là họ Cỏ (Poaceae). Bị tót chọn ăn lá, thân, ngọn và măng. Nơi kiếm ăn chủ yếu ở các kiểu sinh cảnh: Rừng thứ sinh, Trảng cỏ và Trảng cây bụi ven suối và bàu sình. Đã ghi nhận được ở Cát Lộc có 9 điểm muối khống tự nhiên được bị tót.

5. Giữa tê giác và bị tót ở Cát Lộc khơng có sự cạnh tranh đáng kể về thức ăn, nhưng có sự cạnh tranh đáng kể về vùng hoạt động và sử dụng các điểm khoáng.

6. Các đe dọa chính đối với tê giác và bị tót ở Cát Lộc hiện nay gồm: vùng sống bị thu hẹp và suy thoái sinh cảnh; quấy nhiễu sinh cảnh; săn bắn, đánh bẫy động vật hoang dã và xây dựng cơ sở hạ tầng. Các giải pháp tăng cường bảo tồn đề xuất bao gồm: bảo vệ và mở rộng sinh cảnh; kiểm soát săn bắn, đánh bẫy; giám sát quần thể; kiểm soát hoạt động chăn thả gia súc; hoạt động tuyên truyền giáo dục; tăng cường hiệu lực của pháp luật.

II. Kiến nghị

1. Luận văn đã cung cấp một số cơ sở dữ liệu ban đầu giúp cho VQG Cát Tiên có cơ sở để tiếp tục duy trì các cơng việc quản lý, bảo vệ sinh cảnh và bảo tồn có hiệu quả 2 quần thể tê giác và bị tót. Vườn Quốc gia Cát Tiên cần phối hợp với địa phương, các ngành chức năng tiến hành đồng thời sáu giải pháp theo đề xuất trên.

2. Cần tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về mối quan hệ sinh học sinh thái của hai quần thể tê giác và bị tót ở VQG Cát Tiên để có cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý và bảo tồn tốt hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 75 - 77)