Dựa vào điều kiện địa hình, đặc điểm thảm thực vật có thể phân biệt 6 dạng sinh cảnh tê giác sử dụng như sau:
3.1.5.1. Sinh cảnh rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh
Sinh cảnh này khơng cịn nhiều ở Cát Lộc (chiếm khoảng 13.5% diện tích Cát Lộc), phân bố chủ yếu ở độ cao 200m-400m, trên các đồi sườn dốc dưới 25o. Rừng có cấu trúc 5 tầng. Tầng cây gỗ vượt tán cao 40-45m, thuộc các họ Chò (Dipterocarpaceae), Dẻ (Fagaceae), Đậu (Fabaceae),... Tầng cây bụi cao 2-3m, gồm các cây gỗ nhỏ, cây tái sinh của các tầng trên và một số dây leo họ Đậu (Fabaceae) và chi Song Mây (Calamus). Tầng cỏ quyết không
dày lắm nhưng rất phong phú về thành phần loài và số cá thể. Hồn tồn khơng có lồ ơ ở sinh cảnh này, rãi rác có gặp song mây nhưng bụi thấp và bé. Sinh cảnh này có nguồn thức ăn cho tê giác dồi dào nhất, do vậy, là nơi kiếm ăn thường xuyên của tê giác, ở đây đã gặp nhiều lối đi và dấu vết ăn của chúng.
3.1.5.2. Sinh cảnh rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh hỗn giao với lồ ô
Sinh cảnh này phổ biến trong vùng (chiếm khoảng 23.5% diện tích Cát Lộc), phân bố ở độ cao trên 150m. Rừng có 5 tầng, tầng vượt tán thưa cây, đường kính nhỏ. Lô ô nhiều mọc thành bụi lớn, song mây ít. Do rừng mở tán nên thành phần cây bụi và cây thảo khá phong phú. Sinh cảnh này cũng có nguồn cây thức ăn cho tê giác khá phong phú nên là nơi kiếm ăn thường xuyên của tê giác, đã gặp nhiều lối đi và vết ăn của tê giác ở sinh cảnh này.
3.1.5.3. Sinh cảnh rừng thứ sinh lồ ô
Sinh cảnh này rất phổ biến trong vùng (chiếm khoảng 40.5% diện tích Cát Lộc). Lồ ơ chiếm ưu thế, cây gỗ vượt tán rất ít, đường kính nhỏ (khoảng 20-25cm). Tại các khu vực cao trên 300m, cây gỗ nhỏ và cây bụi thấp ít, tầng cây thảo hầu như khơng có. Ở độ cao thấp hơn, dưới 300m, do có độ ẩm cao nên tầng cây bụi thấp và tầng cây thảo dày, rậm. Sinh cảnh này ở độ cao trên 300m rất ít gặp dấu vết ăn của tê giác, nhưng ở độ cao dưới 300m gặp nhiều lối đi và vết ăn của tê giác.
3.1.5.4. Sinh cảnh trảng lồ ô thấp xen cây bụi
Sinh cảnh chiếm khoảng 7.7% diện tích Cát Lộc, phân bố ở độ cao trên 250m, gần các khu dân cư, thường xuyên chịu tác động của con người. Thảm rừng thấp, tầng vượt tán không rõ, bao gồm một số loài cây gỗ tái sinh, chịu cháy, chịu khô, mọc nhanh. Lồ ô tái sinh nhiều, mọc rải rác, không thành bụi, thân nhỏ (5-7cm). Tầng cây bụi, cây thảo dày rậm, có nhiều cây thức ăn của tê
giác. Sinh cảnh này ở khu vực gần Bàu Chim thấy nhiều vết ăn và dấu chân tê giác, ở các khu vực khác rất ít gặp dấu chân và vết ăn của chúng.
3.1.5.5. Trảng song mây hoặc lô ô thuần loại
Dạng sinh cảnh này có diện tích khơng lớn (khoảng 1% diện tích Cát Lộc) phân bố rãi rác xen lẫn giữa các sinh cảnh rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh, rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh hổn giao với lồ ô. Diện tích mỗi trảng khơng lớn, thường dưới 20 ha. Sự tập trung cao độ của song mây hoặc lồ ô đã loại đi hầu hết các thành phần thực vật khác dưới tán, tạo nên những đám vạt kín rợp, rậm rạp khó qua lại. Ven suối, tầng lồ ô thường đổ rạp chống chất lên nhau thành vịm kín, thấp trên mặt đất. Sinh cảnh này hầu như khơng có cây thức ăn cho tê giác nhưng là nơi ẩn náu an toàn nhất cho tê giác vì con người hầu như khơng xâm nhập vào đây. Nhiều lối đi, nơi nghỉ, vũng đầm mình của tê giác đã phát hiện trong sinh cảnh này.
3.1.5.6. Sinh cảnh ven suối và bàu sình
Trong vùng hoạt động của tê giác có nhiều bàu sình (Bàu Trâu, Bàu Chim, Bàu Đình Rát, Bàu Đình Trang,...), nhiều suối nhỏ gần cạn vào mùa khơ (Suối tre, Đạ Đình Tría, Đạ Đình Đe,...). Ven các suối lớn (Đạ Đim Bo, Đạ Tơi, Đạ Xena) cũng có những vùng thấp bằng phẳng ngập nước theo mùa. Đặc điểm thảm thực vật ở các sinh cảnh này là khơng có tầng cây gỗ hoặc lồ ơ cao, nếu có thì rất thưa thớt. Tầng cây bụi và cỏ quyết rất rậm rạp, gồm nhưng loài chịu nước và ưa ẩm cao như mâm xôi (chi Rubus, họ Rosaceae);
sung, ngái, vả (chi Ficus, họ Moraceae); bứa (chi Garcinia, họ Guttiferae);
bùng bục (chi Mallotus, họ Lauraceae), song mây (chi Calamus, họ Palmeae). Các cây thảo thuộc các họ Dong (Marantaceae), Gừng riềng (Zingiberaceae), Thài lài (Commelinaceae), cói ba cạnh, cói núi (các chi Cyperus, Carex, họ
Sinh cảnh này không phải là nơi kiếm ăn chính của tê giác (gặp rất ít các dầu vết ăn của tê giác), nhưng có vai trị rất quan trọng đối với hoạt động sống của tê giác vì đây là nơi tê giác thường xuyên xuống uống nước, đầm mình, tìm nguồn khống và giao lưu tìm bạn sinh sản.
Tóm lại, có thể tóm tắt tình trạng sử dụng sinh cảnh của tê giác ở Cát Lộc như sau (Bảng 3.4): Mặc dù diện tích sinh cảnh rừng thứ sinh lồ ô và Trảng lô ô xen cây bụi chiếm tới gần 50% diện tích Cát Lộc nhưng không phải là nơi có nguồn thức ăn phong phú cho tê giác. Rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh là nơi cung cấp nguồn thức ăn phong phú cho tê giác nhưng loài rừng này phân bố chủ yếu ở phần phía bắc của Cát Lộc, nơi tê giác khơng thể tiếp cận.
Bảng 3.4. Tình trạng sử dụng sinh cảnh của Tê giác ở Cát Lộc TT Dạng sinh cảnh Tỷ lệ diện tích Hình thức sử dụng Mức độ sử dụng 1. Rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh
13.5% Kiếm ăn Nhiều
2. Rừng thứ sinh cây lá rộng thường xanh hỗn giao với lồ ô
23.5% Kiếm ăn Nhiều
3. Rừng thứ sinh lồ ơ 40.5% Kiếm ăn Ít 4. Trảng lồ ô thấp xen cây bụi 7.7% Kiếm ăn Ít 5. Trảng song mây hoặc lô ô
thuần loại
1% Trú ẩn
6. Sinh cảnh ven suối và bàu sình Ít Đầm mình