Đặc điểm kiếm ăn của bị tót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 61 - 62)

30. Họ gừng riềng Zingiberaceae

3.2.4. Đặc điểm kiếm ăn của bị tót

Thành phần cây thức ăn của bị tót được khảo sát chung trên toàn phạm vi VQG Cát Tiên. Kết quả đã thống kê được có 144 lồi thực vật thuộc 18 họ được bị tót sử dụng làm thức ăn (Phụ lục 03). Các họ thực vật có số lồi cây thức ăn của bị tót nhiều nhất lần lược là: họ Cỏ (Poaceae) với 64 loài, (chiếm 44,4% số tổng số loài); họ Gừng (Zingiberaceae) với 18 loài (12,5%); họ Thanh thất (Simarabaceae) với 07 loài (4,9%); họ Đậu (Fabaceae) với 07 loài (4,9%); họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) với 06 loài (4,2%); họ Cam quýt (Rutaceae) với 05 loài, (3,5% ); họ Gai (Urticaceae) với 05 lồi (3,5% ).

Hình 3.15. Các họ thực vật có nhiều lồi là thức ăn của bị tót

Thức ăn của lồi bị tót khá đa dạng và phong phú với nhiều loại cây có nhiều dạng sống khác nhau. Kết quả thống kê các loài thực vật là thức ăn của

bị tót theo dạng sống cho thấy: dạng cỏ chiếm tỷ lệ vượt trội với 82 loài, chiếm 57,0%; tiếp theo là dạng cây bụi với 34 loài, chiếm 23,6%; và dạng gỗ nhỏ với 13 loài, chiếm 9,0%; dạng dây leo với 11 loài, chiếm 7,6%. Như vậy, bị tót là lồi động vật chủ yếu ăn cỏ và lá cây tiểu mộc (Bảng 3.9).

Bảng 3.9. Số lồi thức ăn của bị tót theo dạng sống thực vật

TT Dạng sống Số loài Tỷ lệ %

1 Dạng Cỏ (C) 82 57,0

2 Dạng cây bụi hay tiểu mộc (T) 34 23,6

3 Dạng gỗ nhỏ (g) 13 9,0

4 Dạng dây leo (D) 11 7,6

5 Dạng gổ lớn (G) 3 2,1

6 Dạng khuyết thực vật (K) 1 0,7

Tổng 144 100

Bị tót chọn ăn lá, thân, ngọn và măng. Trong đó, lá chiếm tỷ lệ 61%, ngọn với 30%, măng với 5% và thân với 4%. Ngoài ra đối với một số loài cỏ chúng ăn cả lá, cả thân và cả rễ. Đối với các cây măng đã cao thì bị tót sử dụng sừng, đầu hay thân làm cho cây măng đổ ngã và tiến hành ăn phần ngọn măng. Bị tót là lồi thú nhai lại, khi đang kiếm ăn, bị tót khơng nhai kỹ thức ăn mà chủ yếu ăn được nhiều thức ăn vào dạ dày. Sau đó, bị tót tìm nơi vắng và thống để nằm nghỉ và nhai lại thức ăn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 61 - 62)