Đặc điểm sử dụng sinh cảnh của bị tót

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 63 - 65)

30. Họ gừng riềng Zingiberaceae

3.2.6. Đặc điểm sử dụng sinh cảnh của bị tót

Bị tót thường kiếm ăn và hoạt động trong các dạng sinh cảnh: Trảng cỏ, cây bụi; Rừng thứ sinh hỗn giao tre nứa; Trảng cây bụi ven suối và bàu sình; Rừng tre nứa thuần loại và Rừng hỗn giao nữa rụng lá. Trong đó, kiểu sinh cảnh trảng cỏ cây bụi và rừng thứ sinh hỗn giao tre nứa là những nơi bị tót kiếm ăn và hoạt động nhiều nhất.

Trong 144 loài thực vật là thức ăn của bị tót ở VQG Cát Tiên thì những sinh cảnh có số lượng lồi thực vật thức ăn cao nhất là: Rừng thứ sinh với 60 loài, Trảng cỏ với 56 loài và Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa là 47 lồi (Hình 3.16).

Hình 3.16. Số lồi thực vật là thức ăn của bị tót theo các kiểu sinh cảnh

Như vậy, các kiểu sinh cảnh: Rừng thứ sinh, Trảng cỏ và Trảng cây bụi ven suối và bàu sình là những nơi bị tót thường kiếm ăn nhất vì đó là những nơi có sự phong phú của các lồi thực vật thân dạng cỏ và cây bụi là thức ăn chủ yếu của bị tót.

3.2.7. Sinh sản

Trong q trình điều tra thực địa rất khó xác định các chứng cứ sinh sản của bị tót. Bị tót cái trong thời gian sinh sản thường tự tách bầy, bỏ đi một mình tìm nơi kín đáo để sinh sản. Một vài ngày sau khi sinh nở, bò cái cùng với bê con trở lại nhập lại đàn. Khác với cá thể trưởng thành có màu đen, tót non đi cùng với bị mẹ với bộ lơng màu vàng tươi và có kích thước dấu chân dưới 7cm. 60 56 47 14 11 0 10 20 30 40 50 60 70 sinh Rừng thứ Trảng cỏ Hổn giao Tre nứa Kiểu sinh cảnh Số lồi Cây bụi, ven suối, bàu sình

Thời gian sinh sản của bị tót ở Cát Lộc là thời gian từ chuyển tiếp giữa mùa mưa (tháng 9) đến đầu mùa khô (tháng 1). Điều này giúp cho bê con được sinh ra trong điều kiện có sẵn nguồn thức ăn. Thời gian động dục của bị tót có thể từ tháng 12 đến tháng 3. Vào tháng 1 hàng năm thường nghe thấy tiếng rống của bò đực động dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)