Vùng sống bị thu hẹp và suy thoái sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 67 - 69)

30. Họ gừng riềng Zingiberaceae

3.4.1. Vùng sống bị thu hẹp và suy thoái sinh cảnh

Tổng diện tích khu vực Cát Lộc hiện nay là 27.530ha, với tổng diện tích này là khá nhỏ hẹp đối với các loài thú lớn như tê giác và bị tót. Trong đó,

vùng hoạt động thực tế của tê giác chỉ khoảng 4.200 ha và của bị tót chỉ là 6.905 ha. Những loài thú này cần một khoảng khơng gian khá rộng để có thể kiếm đủ lượng thức ăn và thực hiên các hoạt động cần thiết khác. Để tồn tại được, mỗi con tê giác cần phải có địa bàn hoạt động từ 600 đến 1000ha.

Hiện nay việc phát rừng làm rẫy đã được kiểm soát chặt chẽ hơn, dù vậy hàng năm các vụ phát rừng làm nương rẫy trong vùng lõi của Vườn vẫn còn xảy ra. Mặc dù, hầu hết các vụ phát rừng này đều là nhỏ lẽ, và chủ yếu do người dân phát lấn diện tích rừng quanh ranh giới đất nông nghiệp của họ nhưng cung gây tác động tiêu cực đến sinh cảnh của bị tót và các lồi động vật khác ở Vườn Quốc gia

Vùng sống của tê giác và bó tót ở Cát Lộc bị bao quanh bởi các khu dân cư, trong đó Thơn 3; Thôn 4 và một xã Đồng Nai Thượng là những thôn người đồng bào hiện đang sinh sống trong vùng lỏi của VQG Cát Tiên. Đời sống của người dân khó khăn, do vậy họ thường xuyên vào rừng khai thác, săn bắn tài nguyên rừng, các hoạt động sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp của người dân (tiếng ồn từ máy cắt cỏ, chăn thả gia súc bừa bãi, sử dụng thuốc trừ sâu trong trồng trọt, đi lại bằng xe máy, các tuyến đường giao thông, …) và dân số phát triền, nhu cầu ăn ở và sản xuất tăng và ngày càng gia tăng áp lực gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác bảo tổn Tê giác. Trước đây 02 thôn này nằm trong diện di dời ra khỏi vùng lõi VQG Cát Tiên. Tuy nhiên do nguồn kinh phí hạn chế và thời gian kéo dài nên hiện nay 02 thôn này đã được Bộ đồng ý cho ổn định tại chỗ. Hiện nay VQG Cát Tiên đang cùng với chính quyền địa phương xây dựng dự án ổn định dân cư cho 02 thôn này.

Sự xâm lấn của loài ngoại lai, mà cụ thể là loài cây mai dương (Mimosa pigra) cũng là nguyên nhân làm mất sinh cảnh của lồi bị tót, tê gác và các

loài động vật khác ở các vùng đất ngập nước thuộc Vườn Quốc gia Cát Tiên. Hiện loài mai dương đã xâm lấn và phát triển rất nhanh, làm thu hẹp các trảng

cỏ, bàu đầm, và các vùng ven sông, suối, và cũng gây cản trở hoạt động di chuyển, kiếm ăn của tê giác, bị tót và các lồi động vật khác, cũng như gây khó khăn trong cơng tác tuần tra bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên.

Lửa rừng là nhân tố nguy hiểm nhất gây hủy hoại tài nguyên rừng và hệ sinh thái đồng cỏ. Nguyên nhân gây lửa rừng hầu hết là do các hoạt động vô ý thức của con người như đốt lửa trong rừng, dọn rẫy cháy lan, đốt các cánh đồng cỏ để chăn thả gia súc, khai thác mật ong, khai thác dầu chai, chai cục,...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)