Bảo vệ và mở rộng sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 71 - 72)

30. Họ gừng riềng Zingiberaceae

3.5.1. Bảo vệ và mở rộng sinh cảnh

Do hiện nay Cát Lộc như là một ốc đảo, nằm giữa bốn bề là các khu dân cư, diện tích rừng bị chia cắt và không thể kết nối với các vùng rừng khác trong khu vực hiện cịn phân bố tự nhiên của bị tót. Vì vậy, việc bảo vệ, duy trì và phát triển sinh cảnh hiện có của Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển quần thể bị tót ở đây trong tương lai, quan trọng là các trảng cỏ, các điểm khoáng, các điểm uống nước. Để thực hiện tốt việc này thì cần tiến hành kiểm sốt chặt chẻ việc phát lấn rừng làm nương rẫy của người dân vào mùa khô. Và cũng cần xem xét đến việc bổ xung các điểm muối khoán nhân tạo nhằm cung cấp thêm muối khống cho bị tót và khôi phục lại những sinh cảnh do người dân đã lấn chiếm canh tác nông nghiệp trước đây, cùng với việc cải tạo sinh cảnh ở những vùng đất bán ngập nước đang bị loài cây mai dương xấm chiếm.

Việc đánh giá tác động mơi trường đối với các cơng trình, dự án xây dựng cơ sở hạ tầng và chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong và ven Vườn Quốc gia Cát Tiên cũng cần phải được đảm bảo thực hiện nghiêm túc nhằm tránh những tác động xấu đến sinh cảnh của lồi bị tót, làm ảnh hưởng đến cơng tác bảo vệ

và phát triển quần thể bị tót ở đây, như các dự án xây dựng thủy điện, làm đường giao thơng, … có thể dừng triển khai thực hiện đối với những dự án, chương trình mà trong báo cáo đánh giá tác động mơi trường xét thấy cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 71 - 72)