Vùng hoạt động của tê giác ở Cát Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 34 - 37)

Vùng hoạt động của tê giác ở Cát Lộc được xác định dựa trên sự phân bố các địa điểm ghi nhận các dấu vết hoạt động (dấu chân, bải phân, dấu vết ăn) của tê giác. Kết quả nghiên cứu cho thấy vùng hoạt động tập trung của tê giác là khu vực phía Nam của Cát Lộc với diện tích khoảng 4.200 hecta. Khu vực này có địa hình đồi núi thấp, thung lũng nhỏ, nhiều bàu sình, khe suối phù hợp với tập tính hoạt động của tê giác. Tuy nhiên, thảm thực vật ở đây là rừng thứ sinh đã bị thoái do ảnh hưởng của chất độc hoá học trong thời gian chiến tranh và khai thác nhiều lần làm nương rẫy. Tê giác cũng sử dụng một số khu vực có độ dốc thấp khác những rất hiếm khi (Hình 3.1).

Bản đồ các địa điểm ghi nhận dấu vết của Tê giác được thể hiện trên Hình 3.2 và Hình 3.3.

Hình 3.3. Bản đồ ghi nhận phân của tê giác

Từ các bản đồ này cho thấy: vùng hoạt động của Tê giác ở Cát Lộc được chia làm hai khu vực rõ rệt, gồm khu vực từ Suối Sình - Đình Vũ - Đình Đe lên đến vùng đồi nhỏ nằm khoảng giữa Thôn 3 và Thôn 4; và khu vực từ Bàu Chim lên Suối Tre, qua Đắc Lớ - Bàu Trâu và hướng về gần Thơn K'Lo. Có sự phân chia thành hai vùng như vậy là do con suối Đắc Lớ nằm giữa hai

vùng. Đây là con suối lớn và độ dốc hai bên sườn lớn nên Tê giác không đi ngang qua được. Tê giác chỉ vượt qua suối này ở hai điểm chính tê giác là khu vực gần đắc Lớ - Bàu Trâu và khu vực gần K'Lo. ( Hình 3.2 và 3.3).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 34 - 37)