Số lượng cá thể tê giác ở Cát Lộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 37 - 42)

Trước nghiên cứu này, số lượng cá thể tê giác ở Cát Lộc đã được ước tính bằng các phương pháp sau: 1) So sánh kích thước và các bản đúc thạch cao các dấu chân của tê giác; 2) So sánh các bức ảnh do bẫy ảnh tự động chụp tê giác và 3) phân tích DNA từ các mẫu phân tươi của tê giác.

Việc tính số lượng tê giác bằng phương pháp so sánh kích thước dấu chân và các bản đúc thạch cao dấu chân tê giác tiến hành vào các năm 1998 và 1999 đã ước tính có khoảng 7-8 tê giác còn sinh sống trong khu vực Cát Lộc [1], [2], [5]. Kết quả phân tích ADN các mẫu phân tê giác thu thập được của Đại Học Colombia (Mỹ) năm 2001 cũng xác định có khoảng 7-8 cá thể tê giác sinh sống ở Cát Lộc. Tuy nhiên, phân tích 11 tấm ảnh chụp tê giác bằng bẫy ảnh trong các năm 1999-2000 chỉ xác định được 2-3 cá thể tê giác và đều là tê giác cái. Năm 2002, Nico van Strien – chuyên gia tê giác của Hội Bảo tồn Tê giác Thế giới (IRF), sau khi xem xét lại tất cả các bản đúc thạch cao thu được lưu trữ tại Ban quản lý VQG Cát Tiên và 11 tấm ảnh chụp tê giác cho rằng số lượng tê giác ở Cát Lộc chỉ là 3-5 cá thể. Như vậy, chưa có sự thống nhất về số lượng tê giác ở Cát Lộc, sự khác nhau về các kết quả tính số lượng tê giác nêu trên có thể là do số lượng mẫu nghiên cứu (bản đúc dấu chân, ảnh chụp tê giác và mẫu phân tê giác) cịn ít và chất lượng của một số mẫu không đáp ứng yêu cầu. Vì vậy, việc xác định số lượng tê giác cũng như xác định tỷ lệ đực cái của chúng được chúng tôi tiếp tục tiến hành trong các năm từ 2004 đến nay thơng qua việc đo kích thước và đúc thạnh cao các dấu chân mới và thu thập các mẫu phân tươi cho phân tích DNA.

Tống số chúng tôi đã đo được 176 dấu chân tê giác. Phân tích các số đo dấu chân tê giác cho thấy chiều rộng dấu chân tê giác rất biến động tuỳ theo độ dốc mà tê giác di chuyển. Khi di chuyển lên dốc, tê giác có xu hướng co rút các móng chân lại nhằm bấu vào nền đất chắc hơn nên chiều rộng dấu chân rất nhỏ, trong khi đó khi di chuyển xuống dốc tê giác có xu hướng xoè rộng các ngón chân ra để chịu được trọng lượng của cơ thể (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Chiều rộng trung bình của dấu chân tê giác ở các khu vực STT Nơi ghi nhận Số lượng

mẫu đo

Chiều rộng TB dấu chân(mm)

1 Khu vực bàu Trâu 27 208.93

2 Khu vực suối Đạ Tơi 29 203.54

3 Khu vực bàu Đắc Lớ 11 184.94

4 KV suối Đình Vũ – Hang Dơi 44 183.23

5 Khu vực suối Tre 17 180.94

6 Khu vực suối Sìn (Đạ Lớ) 15 177.89 7 Khu vực Bàu chim – bàu Đá 33 176.32

Hình 3.4. Biểu đồ thể hiện biến động chiều rộng dấu chân

Tuy nhiên, kích thước của móng chân giữa khơng có biến động nhiều theo địa hình (Bảng 3.2; Hình 3.5)

Bảng 3.2 . Chiều rộng trung bình của móng giữa ở các khu vực TT Nơi ghi nhận Số lượng

mẫu đo

Chiều rộng TB móng giữa(mm)

1 Đỉnh đồi bên phải bàu Chim 14 105.79 2 Đường đi phía trên hang Dơi 11 103.09 3 KV suối Đình vũ hướng về bản K’lo 7 102.86

4 Khu vực bàu Trâu 55 102.51

5 Khu vực Hang Dơi 7 99.00

6 Khu vực suối Đạ tơi lên đồi (1) 18 98.78 7 Khu vực bản K’lo – Đạ tơi 11 98.27 8 Khu vực suối Đạ tơi lên đồi (2) 9 97.22 9 Từ Yên ngựa xuống bàu Chim 1 19 90.80 10 Từ Yên ngựa xuống bàu chim 2 10 90.22

11 Khu vực suối Sìn 29 86.03

(cm)

Hình 3.5. Biểu đồ thể hiện biến động móng chân giữa

Số lượng cá thể tê giác được xác định dựa trên việc phân tích dấu chân và phân tích hình dạng dấu chân, đặc biệt là hình dạng và chiều rộng của móng giữa. Vì hình dạng và kích thước bàn chân Tê giác khi di chuyển biến động lớn như vậy nên không thể căn cứ trên các số đo này để xác định số lượng tê giác. Trong số các số đo kích thước bàn chân tê giác ngoài thực địa, số liệu duy nhất có tính chất khá ổn định là chiều rộng và hình dạng của móng giữa.

Phân tích số đo chiều rộng móng giữa của tê giác cho thấy có hai nhóm kích thước rõ rệt ghi nhận được ở 2 khu vực khác nhau (Bảng 3.2). Nhóm thứ nhất có kích thước tương đối nhỏ, chủ yếu tập trung tại khu vực Bàu Chim và Bàu Sình (Suối Sình). Nhóm dấu chân thứ hai có kích thước lớn hơn, chủ yếu tập trung quanh khu vực Đắc Lớ - Bàu Trâu - K'Lo. Việc sai số do đo dấu

Kích thước (cm)

chân có thể được loại trừ vì các số đo được thực hiện bởi một người duy nhất tại một khu vực.

Nhóm một có chiều rộng móng giữa xấp xỉ 100mm đến 105mm, nhóm thứ hai có chiều rộng móng giữa từ 86mm đến dưới 95mm. Nếu kết hợp với đặc tính các móng giữa có kích thước lớn hơn lại có hình dạng hơi vng hơn và nhóm dấu chân có móng giữa nhỏ hơn và có hình dạng móng hơi trịn hơn (Hình 3.6; 3.7; 3.8) thì ta có thể nhận định rằng có ít nhất hai cá thể tê giác trong khu vực. Một cá thể phân bố chủ yếu quanh khu vực Bàu Chim - Suối Tre - Bàu Sình. Các thể thứ hai phân bố chủ yếu tập trung ở khu vực đắc Lơ - Bàu Trâu - Suối đạ Tơi.

Hình 3.6. Sơ đồ biến động móng giữa của Tê giác tại khu vực Bàu Chim – Suối Tre – Bàu Sình (chân trái)

Hình 3.7. Sơ đồ biến động móng giữa tại khu vực Bàu Trâu – Đắc lớ - suối Đạ tơi (Chân trái)

Hình 3.8. Sơ đồ biến động móng giữa tại khu vực Bàu Chim – Suối Tre – Bàu Sình (chân phải)

Hình 3.9. Sơ đồ biến động móng giữa tại khu vực Bàu Trâu – Đắc lớ - suối Đạ tơi (Chân phải)

Ở khu vực phía Bắc hang Dơi cũng đã ghi nhận được dấu chân tê giác. Tuy nhiên, rất có thể đấu chân tại khu vực này có thể là dấu chân của cùng cá thể tại Bàu Trâu - Đắc Lớ đi qua suối Đạ Tơi lên khu vực này.

Như vậy với số liệu đã thu thập được, cho thấy chắc chắn có ít nhất hai cá thể tê giác, một phân bố tại khu vực bàu Chim - Suối Tre, một phân bố tại khu vực Đắc Lớ - Bàu Trâu. Ngồi ra có thể có một cá thể thứ ba phân bố tại khu vực từ suối Đình Đe lên đến phía trên khu vực Hang Dơi. Tuy nhiên sự hiện diện của cá thể này cần phải được chứng minh bằng các số liệu khác thu thập trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn quần thể bò tót (bos gaurus) và quần thể tê giác một sừng java (rhinoceros sondaicus) ở khu vực cát lộc, vườn quốc gia cát tiên​ (Trang 37 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)