Cơ sở pháp lý của cơ chế phối hợp giữa NHTM và Công ty bảo hiểm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK (Trang 26 - 27)

Cơ sở pháp lý của cơ chế phối hợp là các hợp đồng hợp tác kinh doanh. Hợp đồng hợp tác kinh doanh được quy định chủ yếu trong các văn bản pháp luật về đầu tư, ngoài ra, được quy định trong Bộ luật dân sự với tư cách là luật chung về hợp đồng. Hợp đồng hợp tác kinh doanh là một trong ba hình thức đầu tư được ghi nhận ngay từ Điều lệ về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam 1977, đến các Luật Đầu tư nước ngoài 1987, 1996 và các Luật sửa đổi bổ sung; cũng như Luật Đầu tư

2005 và 2014. Tuy nhiên, trước khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư trong đó phải có ít nhất 1 bên Việt Nam và 1 bên nước ngoài. Chỉ đến khi Luật Đầu tư 2005 được ban hành, sau đó là Luật Đầu tư 2014, hợp đồng hợp tác kinh doanh mới được ký kết giữa các nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài nhằm hợp tác cùng kinh doanh.

Theo khoản 9 Điều 3 Luật Đầu tư 2014: Hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC) là hợp đồng được ký giữa các nhà đầu tư nhằm hợp tác kinh doanh phân chia lợi nhuận, phân chia sản phấm mà không thành lập tổ chức kinh tế. Khái niệm này đã ghi nhận bản chất của hợp đồng hợp tác kinh doanh là "hợp đồng", là hình thức đầu tư theo hợp đồng và "không thành lập tổ chức kinh tế". Khái niệm hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng tương đồng với khái niệm hợp đồng hợp tác được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 2015 (Điều 504), vì hợp đồng hợp tác được định nghĩa "là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm".

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w