Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK (Trang 96 - 103)

Ngân hàng nhà nước cần hỗ trợ, tạo điều kiện cấp phép bổ sung cho các ngân hàng có nhu cầu hoạt động đại lý bảo hiểm nhưng chưa được cấp phép theo trình tự, thủ tục đơn giản, trong thời gian ngắn nhất.

Ngân hàng Nhà nước cần thống nhất chủ trương và khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh bancassurance, hướng dẫn phương thức phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ trong việc triển khai đào tạo, phổ cập, cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm cho nhân viên ngân hàng, hỗ trợ về phần mềm, hệ thống công nghệ thông tin, chi phí...

Phối hợp với Bộ Tài chính tạo điều kiện tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc nhằm thúc đẩy hoạt động Bán bảo hiểm qua ngân hàng phát triển lành mạnh. Bộ Tài chính tạo điều kiện phê duyệt các chương trình thi và cấp chứng chỉ đại lý cho nhân viên Ngân hàng phù hợp với đặc thù kênh phân phối nhằm giảm thiểu thời gian.

Khuyến khích các NHTM đẩy mạnh hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng, hướng dẫn phương thức liên kết với các DNBH trong công tác thi cấp chứng chỉ đại lý bảo hiểm, hỗ trợ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin,…

Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội bảo hiểm cần đưa ra biện pháp quản lý hoạt động bán bảo hiểm qua ngân hàng đảm bảo các NHTM và DNBH tuân thủ nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm, quy định về hoa hồng và chi phí quản lý đại lý...

KẾT LUẬN

Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng và doanh nghiệp bảo hiểm, chúng ta đã thấy được những lợi ích mà nó mang lại cho ngân hàng cũng như DNBH. Hình thức phối hợp này thể hiện ưu thế rõ ràng trong việc mang lại lợi nhuận cho cả ngân hàng, DNBH, người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước và xã hội. Nó hứa hẹn sẽ mang lại những nguồn lợi nhuận lớn, cùng với sự phát triển trong đời sống dân cư và xã hội. Thực tế đã chứng minh rằng, Việt Nam chứa đựng rất nhiều tiềm năng làm nền tảng cho việc phát triển hoạt động này. Tuy nhiên việc khai thác những tiềm năng đó mới chỉ dừng lại ở mức độ sơ khai cho nên các hình thức kết hợp giữa NHTM và DNBH ở nước ta còn rất hạn chế. Doanh thu khai thác qua Bancassurance chưa tương xứng với tiềm năng.

Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã làm rõ những vấn đề cơ bản sau:

Chương 1, Những vấn đề cơ bản về cơ chế phối hợp giữa ngân hàng thương

mại và các công ty bảo hiểm. Tìm hiểu kinh nghiệm phát triển Bancassurance tại một số nước trên thế giới để rút ra bài học kinh nghiệm cho thị trường Việt Nam nói chung và ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm nói riêng.

Chương 2, Phân tích thực trạng về cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng TMCP

Công thương Việt Nam – CN Hoàn Kiếm và Công ty bảo hiểm Vietinbank. Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển hoạt động Bancassurance qua đó làm cơ sở để phân tích những hạn chế trong việc phát triển hoạt động Bancassurance tại chi nhánh.

Chương 3, Đề ra phương hướng và giải pháp hoàn thiện cơ chế phối hợp

giữa Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Hoàn Kiếm và Công ty bảo hiểm Vietinbank.

Các giải pháp cần đặc biệt trú trọng và thực hiện ngay và liên tục bao gồm: (i) phát triển chặt chẽ mối quan hệ liên kết giữa ngân hàng với các doanh nghiệp bảo hiểm có thể lấy mô hình liên minh chiến lược làm điểm cho việc xây dựng mối quan hệ liên kết này thông qua ban chỉ đạo bancassurance nhằm đôn độc, kiểm soát và giải quyết các vấn đề phát sinh giữa Ngân hàng và doanh nghiệp Bảo hiểm; (ii) cần nghiên cứu phát triển sản phẩm tích hợp theo hướng phát triển đa dạng hóa

sản phẩm phù hợp với các khách hàng của ngân hàng, phát triển các điều khoản bổ sung, phát triển các sản phẩm nhóm. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bằng cách đạo tạo linh hoạt, chuyên sâu hơn, xây dựng chế độ khen thưởng rõ ràng. Đẩy mạnh hoạt động marketing, quảng cáo, đổi mới, nâng cấp công nghệ hiện đại và phù hợp.

Hy vọng các giải pháp và kiến nghị trên được thực thi một cách quyết liệt sẽ góp phần nâng cao vị thế và kết quả kinh doanh của Ngân hàng Vietinbank - chi nhánh Hoàn Kiếm.

1. Đặng Đình Đào, Hoàng Đức Thân (2019), Giáo trình Kinh tế thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

2. Đoàn Thanh Hà (2017), “Hội nhập kinh tế quốc tế và sự chuẩn bị của các

ngân hàng Việt Nam”, Tạp chí Ngân hàng, số 5 - tháng 03/2016.

3. Hoàng Đức Thân (2018), Giáo trình Kinh doanh thương mại. Nhà xuất bản Đại học Kinh tể quốc dân.

4. Hoàng Thị Thanh Hằng và cộng sự (2015), Marketing Dịch vụ tài chính, NXB Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Thị Hương Thảo (2008), Hoạt động kinh doanh bảo hiểm tại các

ngân hàng thương mại hiện nay, Tạp chí ngân hàng, số 3, trang 31-38

6. Nguyễn Thị Mùi (2008), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà nội.

7. Nguyễn Thị Nhung (2011), “Bán chéo sản phẩm trong hoạt động ngân

hàng”, Tạp chí Công nghệ ngân hàng, số 2-3, 2011

8. Nguyễn Thừa Lộc, Trần Văn Bão (2016), Giáo trình Quản trị doanh nghiệp

thương mại. Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

9. Nguyên Văn Tiến (2016), Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng: Lý thuyết và

Thực hành. Nhà xuất bản ngân hàng.

10. Nguyễn Vũ (2013), Kỳ vọng tăng thu từ sản phẩm bán chéo. https://thoibaonganhang.vn/ky-vong-tang-thu-tu-san-pham-ban-cheo-

27018.html

11. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, Hà nội.

12. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình ngân hàng thương mại, Đại học Kinh tế quốc dân

15. Từ Điển Bách Khoa Việt Nam (1995), NXB Từ Điển Bách Khoa, Hà Nội. 16. Vietinbank Hoàn Kiếm (2017), Bản cáo bạch

17. Vietinbank Hoàn Kiếm (2017), Báo cáo thường niên năm 2017

18. Vietinbank Hoàn Kiếm (2018), Báo cáo thường niên năm 2018

Xin chào Quý Ông/Bà. Hiện nay tôi đang thực hiện đề tài “Hoàn thiện cơ chế phối hợp giữa Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm và Công ty Bảo hiểm Vietinbank", xin Ông/Bà vui lòng cung cấp một số thông tin theo những câu hỏi dưới đây.

Xin cám ơn Ông/Bà đã nhận lời tham gia cuộc phỏng vấn của tôi. Cũng xin lưu ý mọi thông tin do Ông/Bà cung cấp không có quan điểm nào là đúng hay sai và tất cả đều rất có giá trị cho nghiên cứu của chúng tôi. Thông tin mà Ông/Bà cung cấp sẽ được tôi sử dụng duy nhất cho mục đích nghiên cứu và sẽ được bảo mật hoàn toàn. Tôi rất mong nhận được sự hợp tác của Ông/Bà.

Chân thành cám ơn sự hợp tác của Ông/Bà !

Xin Ông/Bà vui lòng cho biết những thông tin cá nhân về Ông/Bà dưới đây: 1. Giới tính

5. Mức độ hài lòng của Ông/Bà đối với các sản phẩm dịch vụ bán chéo, liên kết phối hợp giữa NHTM với công ty bảo hiểm.

1 - Rất không hài lòng

Nam [ ] Nữ [ ]

2. Ông/Bà thuộc nhóm tuổi

Dưới 30 tuổi [ ] Từ 30 - dưới 40 tuổi [ ] Từ 41 - dưới 50 tuổi [ ] Từ 50 tuổi trở lên [ ] 3. Trình độ học vấn của Ông/Bà

Đại học và sau đại học [ ] Trung cấp, cao đẳng [ ]

THPT trở xuống [ ]

4. Thu nhập của Ông/Bà

Dưới 5 triệu [ ]

Từ 5 triệu - dưới 10 triệu [ ]

PHỤ LỤC 2 – BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4 - Hài lòng 5 - Rất hài lòng

NỘI DUNG Mức độ hài lòng

Sản phẩm, dịch vụ

Sản phẩm, dịch vụ rất đa dạng 1 2 3 4 5 Sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu khác nhau

của khách hàng 1 2 3 4 5

Sản phẩm, dịch vụ có tính bổ trợ rất tốt cho nhau 1 2 3 4 5 Sản phẩm có tính đặc thù so, riêng biệt vởi các

NHTM khác 1 2 3 4 5

Phí, lãi suất, quy trình

Lãi suất, phí hợp lý 1 2 . 3 4 5

Thủ tục, quy trình đơn giản 1 2 3 4 5 Thời gian cung cấp sản phẩm rất nhanh chóng,

chuyên nghiệp 1 2 3 4 5

Quá trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ chính xác 1 2 3 4 5

Đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp 1 2 3 4 5 Đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn tốt 1 2 3 4 5 Đội ngũ nhân viên nhiệt tình, thân thiện 1 2 3 4 5 Đội ngũ nhân viên tư vấn chính xác, dễ hiểu 1 2 3 4 5

2 Số lượng phiếu thu về hợp lệ 200 2

80 3 Số lượng khách hàng đã tham gia dịch vụ bảo hiểm 168 67,2 4 Số lượng khách hàng đã sử dụng sản phẩm

Bancassurance

102 40,8

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK (Trang 96 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w