Đặc điểm kinh doanh Chi nhánh Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK (Trang 50 - 52)

Điều kiện kinh tế xã hội Việt Nam trong những năm tới là nhân tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự phát triển của thị trường Bancassurance nói chung và sự phát triển của hoạt động Bancassurance tại Vietinbank nói riêng. Mặc dù chịu tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế, tuy nhiên kinh tế Việt Nam vẫn đạt được những thành quả nhất định về tốc độ tăng trưởng GDP, thu nhập bình quân đầu người, vấn đề cải thiện trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước vào nền kinh tế. Xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện đại, hiệu quả. Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội. Thực hành tiết kiệm trong sử dụng mọi nguồn lực. Kết cấu hạ tầng tương đối đồng bộ, với một số công trình hiện đại. Tỉ lệ đô thị hoá đạt trên 45%. Đây là cơ hội cho ngành bảo hiểm phát triển và là cơ hội trực tiếp cho các Bancassurance – các chủ thể trực thuộc các ngân hàng lớn, các đơn vị huy động điều chuyển cung ứng môt lượng lớn nguồn vốn cho nền

Giám Đốc Phòng KTKS NB Phòng Dịch vụ & Mar Phòng Tổng hợp Phòng Tín dụng Phòng Kế toán ngân quỹ

Các chi nhánh loại II và Phòng giao dịch trực thuộc Phòng

KDNT& TTQT

kinh tế.

Xu hướng toàn cầu hóa và sự hội nhập kinh tế giữa các quốc gia tác động mạnh đến sự hình thành và phát triển của Bancassurance tại Việt Nam. Các ngân hàng và DNBH tại các nước phát triển muốn cung cấp dịch vụ cho các khách hàng của họ khi các khách hàng này đầu tư vào các thị trường mới. Mặt khác, nhu cầu mở rộng thị trường vào các thị trường mới nổi đầy tiềm năng khi thị trường trong nước tương đối bão hòa đã hướng các ngân hàng và các DNBH đầu tư ra nước ngoài. Tùy thuộc vào qui định pháp lý tại mỗi khu vực đối với hoạt động tài chính, hoạt động thâm nhập thị trường của các ngân hàng và DNBH có thể thực hiện dưới hình thức thu mua, góp vốn mua lại cổ phần để trở thành liên minh chiến lược hoặc thành lập các liên doanh hay đơn gian hơn là kí các hợp đồng đại lý đối tác.

Bức tranh toàn cảnh thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện tại cho thấy rất rõ tác động của toàn cấu hóa và hội nhập. Một số các tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài rút ra khỏi các mối quan hệ đối tác, liên kết, mà điểm hình là trường hợp HSBC thoái vốn khỏi Bảo Việt chuyển nhượng cổ phần cho Sumitomo; hay trường hợp của VBI, BIC cũng là sự thay đổi từ mô hình liên doanh sang mô hình sở hữu đơn nhất khi các nhà bảo hiểm nước ngoài rút ra khỏi thị trường. Ngược lại, các tập đoàn tài chính, bảo hiểm đến Việt Nam tìm kiếm cơ hội cũng ngày càng gia tăng và đem đến làn gió mới cho thị trường.

Thị trường bảo hiểm Việt Nam đang phát triển theo hướng chuẩn hóa và hoàn thiện theo chuẩn mực quốc tế về bảo hiểm. Hoạt động Bancassurance là hoạt động mang tính quốc tế, hoạt động kinh doanh không chỉ diễn ra trong phạm vi một quốc gia mà mang tính quốc tế nhờ vào các đặc thù riêng của ngành bảo hiểm thông qua tái bảo hiểm, đồng bảo hiểm. Hệ thống các văn bản pháp lý liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm ngày càng hoàn thiện với sự ban hành của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, sửa đổi bổ sung năm 2010 và một loạt các Nghị định, Thông tư được ban hành hướng dẫn chi tiết thực hiện thi hành Luật Kinh doanh.

Đây thực sự là cơ hội để các Bancassurance nói chung và VBI nói riêng phát triển các dịch vụ bảo hiểm chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm chi phí y tế và bảo hiểm thương mại để hỗ trợ và bổ sung cho hệ thống dịch vụ công như Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp,…

Một phần của tài liệu HOÀN THIỆN CƠ CHẾ PHỐI HỢP GIỮA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM – CHI NHÁNH HOÀN KIẾM VÀ CÔNG TY BẢO HIỂM VIETINBANK (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w