Kiến nghị với các phòng ban

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thái Sơn (Trang 104 - 119)

3.3. Một số kiến nghị

3.3.2. Kiến nghị với các phòng ban

3.3.2.1. Kiến nghị với Phòng Kế toán - Hành chính

Phòng Kế toán - Hành chính với chức năng thông tin truyền thông là nơi lập và trình bày báo cáo tài chính của Công ty TNHH Thái Sơn, cung cấp thông tin cần thiết cho quản lý và các đối tượng bên ngoài doanh nghiệp. Chính vì vậy, cần phải thường xuyên cập nhật luật, thông tư, nghị định mới ban hành để có thể phản ánh

những nghiệp vụ và sự kiện cơ bản về tình hình tài chính và kết quả hoạt động cũng như dòng tiền trong kỳ kế toán của đơn vị một cách trung thực và hợp lý nhất.

Phối hợp với các phòng ban có liên quan lập kế hoạch đối chiếu kiểm tra, rà soát chứng từ, sổ sách kế toán và thực tế phát sinh nhằm ngăn ngừa và phát hiện kịp thời các sai sót và gian lận có thể xảy ra.

Định kỳ hàng tháng, tiến hành sao lưu số liệu kế toán ra các tập tin giấy để theo dõi và lưu trữ các số liệu theo từng tháng, đối chiếu để phát hiện kịp thời các khoản chênh lệch.

3.3.2.2. Kiến nghị với Phòng Kế hoạch tổng hợp

Trong xây dựng dân dụng, chất lượng phải luôn đi đôi với tiến độ. Việc tập trung vào công tác lập kế hoạch chi tiết, khoa học và dành mọi nguồn lực cần thiết để thực hiện đúng theo các kế hoạch đặt ra sẽ là biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng công trình xây dựng.án.

Tăng cường công tác quản lý, điều hành, giám sát thi công trên các công trường, thường xuyên kiểm điểm tình hình dự án, tiến độ thi công để kịp thời có biện pháp giải quyết các vướng mắc nhằm đảm bảo tiến độ và chất lượng dự án. Thường xuyên đôn đốc và giám sát việc thực hiện trang bị bảo hộ lao động, công tác an toàn, vệ sinh lao động trên công trường.

Tiếp tục áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế trong Công ty, chuẩn hóa các quy trình, quy định về quản lý, tổ chức thi công, tổ chức công trường, chuẩn hóa đội ngũ quản lý, công nhân,...

3.3.2.3. Kiến nghị phòng Kinh doanh

Phòng Kinh doanh với chức năng chính là phát triển thị trường, giúp Công ty TNHH Thái Sơn đạt được mục tiêu về doanh thu, thị phần hay tốc độ tăng trưởng. Sự tồn tại của Công ty TNHH Thái Sơn chịu ảnh hưởng đáng kể bởi mục tiêu hữu hiệu. Chính vì vậy ngoài các nhà lãnh đạo cấp cao thì Công ty cũng cần phổ biến cho toàn thể nhân viên trong phòng nắm rõ chức năng và nhiệm vụ của mình để có thể chung tay góp phần xây dựng Công ty.

Cần xác định một cách rõ ràng mục tiêu chiến lược cho sự phát triển của Công ty. Dựa vào mục tiêu chiến lược để xác định mục tiêu tăng trưởng cho Công ty trong

từng giai đoạn. Việc thực hiện các mục tiêu trên vẫn phải đảm bảo sự an toàn cho Công ty trước sự cạnh tranh của đối thủ để giữ vững vị thế trên thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở các hạn chế và nguyên nhân rút ra từ đánh giá thự trạng. Tác giả nghiên cứu đưa ra định hướng phát triển và và lý do cần hoàn thiện kiểm soát nội bộ của Công ty TNHH Thái Sơn.

Đồng thời để xuất một số giải pháp tương ứng nhằm hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thái Sơn, bao gồm: Hoàn thiện môi trường kiểm soát; Hoàn thiện đánh giá rủi ro; Hoàn thiện hoạt động kiểm soát; Hoàn thiện thông tin và truyền thông; Hoàn thiện việc giám sát.

Để các giải pháp đạt được hiệu quả và thuận lợi khi áp dụng vào thực tiễn. Tác giả đã nêu một số kiến nghị với Ban giám đốc và với các phòng ban Công ty TNHH Thái Sơn về cơ chế phối hợp triển khai thực hiện.

KẾT LUẬN

Công tác kiểm soát nội bộ có vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ doanh nghiệp là nhằm tạo điều kiện cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách nhịp nhàng, đồng bộ, đạt hiệu quả lợi nhuận cao, chi phí bỏ ra hợp lý và thấp nhất có thể.

Công ty TNHH Thái Sơn là công ty có ngành nghề chính là thi công công trình dân dụng, sản xuất bê tông đúc sẵn, có thể nói đây là một lĩnh vực kinh doanh không mới, có cơ hội phát triển đột phá nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường. Để giảm thiểu, ngăn ngừa rủi ro, tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh thì yêu cầu phải KSNB một cách hiệu quả.

Trên cơ sở nhận thức đúng tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ, Công ty TNHH Thái Sơn tiến hành các hoạt động nhằm từng bước nâng cao hiệu quả của kiểm soát nội bộ tại Công ty. Với mục đích nghiên cứu, hoàn thiện KSNB tại Công ty TNHH Thái Sơn, luận văn đã đạt được một số kết quả đáng kể như sau :

Thứ nhất, nghiên cứu cơ sở lý luận chung về KSNB tại doanh nghiệp và các kinh nghiệp KSNB tại doanh nghiệp quốc tế của các nước đang phát triển để rút ra bài học áp dụng cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay.

Thứ hai, bằng số liệu thứ cấp thu thập được từ tình hình thực tiễn tại Công ty TNHH Thái Sơn và kết quả của việc khảo sát bằng việc đưa ra những câu hỏi phỏng vấn một số thành viên như Ban Giám đốc, lãnh đạo một số phòng ban và một số nhân viên có liên quan đến vấn đề cần phỏng vấn. Từ đó tác giả tìm ra được những ưu, nhược điểm và đưa ra những đánh giá chung về vấn đề KSNB tại Công ty TNHH Thái Sơn.

Thứ ba, luận văn cũng đã nêu lên được quan điểm cá nhân riêng của tác giả trong việc KSNB bằng việc mạnh dạn đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB. Thông qua việc thực hiện hoạt động kiểm soát giúp các lãnh đạo Công ty

nâng cao hiệu quả của công tác quản lý, kiểm soát nội bộ đối với hoạt độngdoanh nghiệp giúp cho KSNB hữu hiệu từ đó Công ty thực hiện được các mục tiêu hoạt động đã đề ra.

Qua 3 chương của Luận văn, với toàn bộ nội dung nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thái Sơn từ hệ thống lý luận hiện đại và hoàn thiện về kiểm soát nội bộ, luận văn đã đạt được những kết quả nghiên cứu nhất định. Với mục đích của luận văn là qua việc tìm hiểu thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thái Sơn..

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nỗ lực trong học tập và nghiên cứu, tuy nhiên công tác kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thái Sơn nói riêng là vấn đề rất rộng và phức tạp, do vậy tác giả không tránh khỏi các thiếu sót nhất định trong quá trình thực hiện. Tác giả rất mong nhận được những nhận xét, góp ý để luận văn được hoàn thiện hơn.

đoàn hóa chất Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

2. Bộ Tài chính (2012), Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315, Hà Nội. 3. Coso (2013), “Khuôn khổ hệ thống kiểm soát nội bộ”, Hoa Kỳ.

4. Công ty TNHH Thái Sơn (2020), Báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2018-2020, Bắc Ninh.

5. Công ty TNHH Thái Sơn (2020) Bảng cân đối kế toán năm 2018-2020, Bắc Ninh

6. Công ty TNHH Thái Sơn (2021), Quy chế, điều lệ của Công ty, Bắc Ninh. 7. Lê Viết Cường (2017), “Nâng cao khả năng kiểm soát nội bộ của CTCP Đầu

tư xây dựng công trình 216”, Luận văn thạc sĩ, Học viện Ngân hàng, Hà Nội. 8. Dương Thị Lan Đài (2015), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ Công ty

Cổ Phần Đầu tư và Kinh doanh Vật liệu xây dựng FICO”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

9. Vũ Hữu Đức, Nguyễn Phan Quang và Diệp Quốc Huy (1999), Kiểm toán nội bộ - Khái niệm và quy trình, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. Lê Thị Thu Hà (Chủ biên, 2019), Kiểm toán căn bản, NXB Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

11. Nguyễn Thu Hoài (2014), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ trong các doanh nghiệp sản xuất xi măng thuộc Tổng Công ty xi măng Việt Nam”, Luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính.

12. Nguyễn Thị Thanh Hương (2019), “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Đồng Tâm”, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

13. Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào, Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

14. Nguyễn Đình Kiệm, Bạch Đức Hiển (2008), Giáo trình Tài Chính Doanh Nghiệp, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội.

Thống Kế, Hà Nội.

17. Nguyễn Ngọc Mỹ (2020) trong nghiên cứu “Tăng cường kiểm soát nội bộ tại Công ty Cổ phần truyền thông AMG”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Thương mại, Hà Nội.

18. Nguyễn Công Nghiệp (2020), “Giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm soát nội bộ tại Công Ty TNHH Sao Việt”, đề tài nhánh IX, đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, Vụ Đầu tư, Bộ Tài Chính, Hà Nội.

19. Nguyễn Viết Lợi, Đậu Ngọc Châu (2007), Lý thuyết kiểm toán, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

20. Lê Văn Luyện (2014), Giáo trình nguyên lý kế toán. NXB Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

21. Võ Hồng Phúc (2007), Giáo trình quản lý tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học Kinh tế TP. HCM

22. Quốc hội (2013), Luật số: 68/2014/QH13 về quản lý doanh nghiệp và sử dụng chi phí doanh nghiệp, Hà Nội.

23. Dương Ngọc Quỳnh (2019), Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Ngân Hà, Luận văn Thạc sĩ, Học Viện Tài chính Ngân hàng, Hà Nội.

24. Trần Thị Giang Tân (2010), Kiểm soát nội bộ, NXB Phương Đông, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Minh Thúy (2020),“Hiệu quả sử dụng chi phí tại Tổng Công ty

319”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Học Viện Ngân Hàng, Hà Nội.

26. Nguyễn Thị Thanh Thủy (2020), “Tăng cường công tác kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Đình Phúc”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

27. Lê Thị Xuân, Nguyễn Xuân Quang (2019), Giáo trình Phân tích hoạt động kinh doanh, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

28. Victor Z.Brink and Herbert Witt (2000), Kiểm toán nội bộ hiện đại (Bản dịch), Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

TNHH THÁI SƠN

Kính thưa Quý Anh/Chị,

Tôi là Học viên Cao học của Học viện Ngân Hàng. Hiện nay tôi đang thực hiện một đề tài khoa học: “Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thái Sơn” với mục đích là đánh giá kiểm soát nội bộ của Công ty, qua đó tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao kiểm soát nội bộ của Công ty trong thời gian tới.

Để cho việc nghiên cứu được khách quan, chính xác, làm cơ sở để đề xuất những kiến nghị phù hợp, trân trọng kính mời Quý Anh/Chị trả lời các câu hỏi trong phiếu khảo sát này. Tôi cam kết bảo mật thông tin cá nhân, thông tin riêng của Quý Anh/Chị, thông tin trả lời chỉ được sử dụng cho nghiên cứu trong bài luận văn.

Phần 1: Thông tin về người trả lời

Họ và tên: ...

Tuổi: ...

Trình độ học vấn: ...

Đơn vị công tác: ...

Chức danh: ...

là hợp lý.

Câu 1: Đánh giá Anh/Chị về tính chính trực và giá trị đạo đức trong môi trường kiểm soát tại Công ty TNHH Thái Sơn?

Câu hỏi Trả lời

Không Khôngbiết về vấn đề được hỏi

1. Công ty có ban hành bằng văn bản các quy tắc, chuẩn mực ứng xử, đạo đức cho toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty không?

2. Công ty có thực hiện giảm áp lực để nhân viên giảm sai sót và gian lận ?

3. Nhà quản lý có đặt lợi ích của Công ty lên hàng đầu thông qua việc thực hiện tính chính trực và giá trị đạo đức qua lời nói và hành động cụ thể không?

4. Công ty có đưa ra các quy định xử phạt thích hợp đối với quy tắc ứng xử, nội quy Công ty không?

5. Công ty có kiểm tra, giám sát nhân viên trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao cũng như việc chấp hành kỷ luật hay không?

6. Công ty có thông báo cho tất cả các nhân viên biết hành vi nào được chấp nhận và hành vi nào không được chấp nhận không?

Không Khôngbiết về vấn đề được hỏi

1. Công ty sử dụng bảng mô tả công việc yêu cầu rõ kiến thức và chất lượng nhân sự cho từng vị trí?

2. Nhà quản lý, nhân sự chủ chốt về tài chính hay kiểm soát nội bộ có bị thay thế thường xuyên, nghỉ việc bất ngờ, thay thế liên tục?

3. Công ty có sa thải nhân viên không đủ năng lực đặc biệt đó là người thân của ban lãnh đạo?

4. Nhân sự trong Công ty được phân công công việc đúng chuyên môn đào tạo?

5. Công ty ban hành quy chế khen thưởng, sử dụng quỹ khen thưởng hợp lý?

Câu 3: Đánh giá Anh/Chị về vị trí, vai trò của Ban giám đốc và bộ phận kiểm soát trong môi trường kiểm soát tại Công ty TNHH Thái Sơn?

Câu hỏi Trả lời

Không Không

biết về vấn đề được hỏi

1. Định kỳ hàng quý Ban giám đốc có tổ chức các cuộc họp nhằm đánh giá lại kết quả thực hiện mục tiêu và chiến lược của công ty không?

2. Anh chị có biết đến bộ phận kiểm soát nội bộ của Công ty không?

3. Theo anh chị, bộ phận kiểm soát có được tổ chức và hoạt động độc lập với các phòng ban khác trong công ty không?

4. Theo anh chị, ban lãnh đạo và bộ phận kiểm soát có phối hợp chặt chẽ và hiệu quả trong KSNB tại công ty hay không?

vấn đề được

hỏi

1. Cơ cấu tổ chức hiện tại có phù hợp với bản chất và tình hình hoạt động của Công ty không?

2. Trong cơ cấu tổ chức hiện tại có sự phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm đối với từng hoạt động cụ thể, cấp bậc cần báo cáo không?

3.Những năm gần đây công ty có điều chỉnh hay thay đổi cơ cấu phù hợp với hoạt động kinh doanh hay không?

4. Hiện tại cơ cấu tổ chức của Công ty có đảm bảo cho việc lập kế hoạch, thực hiện và giám sát không?

5. Công ty có văn bản quy định chính sách và thủ tục để cụ thể hóa hoạt động của từng bộ phận không?

Câu 5: Đánh giá Anh/Chị về đánh giá rủi ro tại Công ty TNHH Thái Sơn?

Câu hỏi Trả lời

Không Khôngbiết về vấn đề được

hỏi

1. Anh /chị cho biết tại công ty mục tiêu có được truyền đạt bằng văn bản đến nhân viên không?

2. Công ty có đặt mục tiêu cụ thể cho từng phòng ban hay không?

3. Theo anh/chị, việc xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro từ bên ngoài có ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty hay không?

4. Theo anh/chị, việc xây dựng cơ chế nhận diện rủi ro từ bên trong ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty không? 5. Hiện tại Công ty đã có cơ chế xác định ảnh hưởng của rủi ro chưa?

Câu 6: Đánh giá Anh/Chị về soát xét của nhà quản lý tại Công ty TNHH Thái Sơn?

Câu hỏi Trả lời

Không

Không biết về vấn đề được hỏi

1. Ban lãnh đạo Công ty có thường xuyên soát xét, đánh giá các chiến lược, kế hoạch cũng như kế quả thực hiện hay không?

2. Việc đánh giá, soát xét của lãnh đạo có tác động

Một phần của tài liệu Luận văn Kiểm soát nội bộ tại Công ty TNHH Thái Sơn (Trang 104 - 119)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(119 trang)
w