10. Kết cấu luận văn
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.6. Khái niệm hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ
Hiện nay, chƣa có định nghĩa chính thức về khái niệm này tuy nhiên từ các khái niệm đƣợc phân tích ở trên tác giả đƣa ra khái niệm hoạt động công tác xã hội trong hỗ trợ trẻ tự kỷ là: “những hoạt động mang tính chuyên nghiệp hướng đến giải quyết các vấn đề của trẻ tự kỷ như việc trợ giúp trẻ tự kỷ thay đổi tích cực về tinh thần, trợ giúp các em trong học tập và rèn luyện giúp cho các em có thể tiếp nhận và nâng cao năng lực bản thân. Từ đó, các em có thể tự phục vụ bản thân mình có thể giải quyết được một số vẫn đề mà các em gặp phải trong cuộc sống bằng những kiến thức, kỹ năng mà em đã được học tập và rèn luyện.”
Đối tƣợng trợ giúp là trẻ tự kỷ, các em gặp phải các vấn đề khó khăn trong giao tiếp và dối loạn về các hành vi của mình. Chính vì thế, các em hay cha/mẹ các em luôn mong rằng các em có thể hòa nhập đƣợc với cộng đồng, cải thiện
hành vi tốt hơn… Hoạt động công tác xã hội bao gồm các hoạt động nhƣ: hoạt động tham vấn; hoạt động giáo dục; hoạt động kết nối nguồn lực… Đây là các hoạt động hỗ trợ đƣợc thực hiện bởi nhân viên công tác xã hội, vì vậy quá trình hỗ trợ phải chuyên nghiệp, khoa học một cách bài bản. Nhân viên công tác xã hội phải biết vận dụng các kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong hỗ trợ trẻ tự kỷ cũng nhƣ cha/mẹ. Đối với trẻ tự kỷ, khi đƣợc nhân viên công tác xã hội hỗ trợ, các em sẽ giảm thiểu đƣợc hành vi của mình và phát triển hơn về mặt ngôn ngữ, tƣ duy; đối với cha/mẹ trẻ tự kỷ thì họ cũng sẽ có đƣợc tâm lý vững vàng, hiểu rõ hơn về tình trạng của con và cùng phối hợp với nhân viên công tác xã hội để con học tập tốt hơn. Sau này khi các em đã hạn chế đƣợc hành vi của mình, nhận thức cũng tốt hơn thì các em có thể dần dần hòa nhập với cộng đồng, có thể tự phục vụ bản thân mình mà không phải dựa vào gia đình hay ai khác.