Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu CT04017 - LÊ THỊ UYÊN - K4CT (2) (Trang 47 - 50)

10. Kết cấu luận văn

2.1.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

Trung tâm Sao Mai ở địa chỉ số 06 ngõ 09 phố Hoàng Đạo Thúy - Quận Thanh Xuân - Thành phố Hà Nội. Trung tâm đƣợc thành lập ngày 11/ 12/ 1995 trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, do thầy thuốc ƣu tú – Bác sĩ chuyên khoa II tâm thần: Đỗ Thuý Lan, nguyên phó giám đốc bệnh viện tâm thần Hà Nội, Giám đốc bệnh viện tâm thần ban ngày Mai Hƣơng – Phó chủ tịch Hội cứu trợ trẻ em tàn tật thành phố Hà Nội khóa I và II, ủy viên BCH hội cứu trợ TETT Việt Nam, ngƣời sáng lập trung tâm sao Mai, trung tâm có diện tích 866m2 do thành phố Hà Nội cấp.

Trung tâm Sao Mai là một tổ chức xã hội, phi lợi nhuận, thành lập từ năm 1995, trực thuộc Hội cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Có chức năng phát hiện sớm, can thiệp cho trẻ khuyết tật trí tuệ bao gồm trẻ down, bại não, chậm phát triển trí tuệ đơn thuần, rối loạn giác quan, tăng động giảm chú ý (ADHD) và trẻ rối loạn phát triển – asperger, tự kỉ và triển khai các chƣơng trình hỗ trợ tích hợp tiền học đƣờng, tiểu học & dạy nghề cho học sinh khuyết tật trí tuệ trên 14 tuổi.

Sau thời gian can thiệp sớm, giáo dục mầm non phát triển khả năng ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng tự lập ... phần lớn trẻ em sẽ đƣợc tƣ vấn và làm lễ ra học hòa nhập tại các trƣờng mẫu giáo và tiểu học. Bên cạnh đó, Sao Mai còn chú trọng nâng cao kỹ năng sống và nhận thức về giới tính cho trẻ lớn tuổi…

Sao Mai cung cấp dịch vụ tƣ vấn, chăm sóc, can thiệp chất lƣợng cao cho trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ bằng sự phối kết hợp giữa y tế và giáo dục. Hiện Sao Mai sử dụng nhiều phƣơng pháp can thiệp tiên tiến, khoa học nhƣ trị liệu theo mô hình ESDM, trị liệu ngôn ngữ, trị liệu vận động, trị liệu giác quan, trị liệu tâm lý, trị liệu mỹ thuật, trị liệu nƣớc, … nhằm giảm thiểu các khiếm khuyết của trẻ. Đồng thời giúp trẻ có thể phát triển các kỹ năng để ra học hòa nhập cùng các

bạn nhƣ phát triển kỹ năng xã hội; phát triển kỹ năng vận động thô, kỹ năng vận động tinh; phát triển nhận thức; Phát triển kỹ năng tự lập; phát triển ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ - phi ngôn ngữ để giao tiếp; quản lý hành vi; điều hòa giác quan; phát triển kỹ năng chơi tƣơng tác… Phát triển tiềm năng hội họa, thể thao, âm nhạc. Thực tế cho thấy mỗi trẻ tự kỷ đều có những khiếm khuyết và tài năng riêng, những tài năng này sẽ đƣợc phát huy tối đa nếu đƣợc chăm sóc và nuôi dƣỡng trong một môi trƣờng khuyến khích sự chủ động, nâng niu phát triển từng cá nhân và phát huy những khả năng khác biệt đẩy lùi những khiếm khuyết không mong muốn của từng bé.

Trong những năm gần đây, Sao Mai còn mở rộng hoạt động của mình về lĩnh vực đào tạo, nâng cao kỹ năng thực hành cho giáo viên cho cơ sở, chuyển giao mô hình cho địa phƣơng để trẻ khuyết tật trí tuệ, tự kỷ ở các tỉnh đƣợc hƣởng lợi từ mô hình Sao Mai. Ngoài ra, Sao Mai còn tổ chức tập huấn cho phụ huynh để nâng cao kiến thức về trẻ khuyết tật…

Nhiệm vụ của Sao Mai là chú trọng đổi mới phƣơng pháp dạy học, tăng cƣờng giáo dục toàn diện các kỹ năng cho trẻ, tổ chức cho trẻ trải nghiệm bán hòa nhập để phát huy tính chủ động của trẻ. Mang đến cho trẻ dịch vụ chăm sóc, giáo dục, can thiệp chất lƣợng cao để trẻ có những tiến bộ nhanh nhất, giúp trẻ tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ thay đổi số phận, hòa nhập cuộc sống nhƣ những ngƣời bình thƣờng, góp phần giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Trung tâm Sao Mai là một trong những trung tâm lớn nhất tại Hà Nội can thiệp điều trị, giáo dục đặc biệt cho trẻ khuyết tật trí tuệ và tự kỷ. Theo báo cáo tổng kết của trung tâm, khi so sánh số lƣợng học sinh của trung tâm Sao Mai thời điểm tháng 5 năm 2018 – 2020 thì năm 2018 có 187 trẻ theo học, năm 2019 có 203 trẻ theo học và năm 2020 có 162 trẻ theo học.

Trung tâm sắp xếp trẻ theo nhóm lớp hoặc nhóm dựa trên tuổi khôn, tuổi đời, loại tật và mức độ tật của trẻ. Trong 5 năm gần đây, trẻ đƣợc can thiệp Tại Trung tâm Sao Mai đƣợc phân loại cụ thể: hội chứng tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, bại não và hội chứng down. Hầu hết trẻ tự kỷ tại Trung tâm là trẻ thuộc hội

chứng tự kỷ có 118 trẻ (chiếm 72.9%), có 28 trẻ chậm phát triển trí tuệ (chiếm 17.2%), trẻ bại não và hội chứng down có 16 trẻ (chiếm 9.9%).

Theo báo cáo tổng kết của trung tâm ta thấy giới tính của trẻ tự kỷ chủ yếu nam nhiều hơn so với trẻ nữ chiếm 79%, số trẻ nữ chiếm 21%.

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của trung tâm có những vị trí sau:

Giám đốc là ngƣời đứng đầu trung tâm chịu trách nhiệm trƣớc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố và trƣớc pháp luật về toàn bộ các hoạt động của trung tâm.

Phó giám đốc là ngƣời giúp việc giám đốc, phụ trách trực tiếp một hoặc một số lĩnh vực công tác do giám đốc trung tâm phân công và chịu trách nhiệm trƣớc giám đốc và pháp luật về kết quả công tác đƣợc giao.

Cán bộ lãnh đạo, các phòng, khoa nghiệp vụ của trung tâm phải có trình độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp, các chuyên ngành công tác xã hội, nhà tâm lý, giáo viên mầm non, tiểu học, y tế, luật, kinh tế, tài chính – kế toán, có đủ năng lực kinh nghiệm trong công tác tƣ vấn, trị liệu, quản lý, phục hồi chức năng… có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình, tâm huyết với công việc.

Giáo viên đƣợc đào tạo chuyên sâu về đánh giá kỹ năng, chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục mầm non và giáo dục đặc biệt, tâm lý trẻ em.

Giáo viên thiết kế các hoạt động học tập lôi cuốn, đồng thời luôn chú ý đến nhu cầu và tính cách của từng trẻ.

Nhân viên các bộ phận gián tiếp cũng phục vụ hết lòng với các cháu, lái xe an toàn đƣa các cháu, lái xe an toàn đƣa các cháu đi dã ngoại hàng ngày, hành chính đáp ứng mọi nhu cầu đồ dung dậy học… sửa chữa kịp thời mọi hỏng hóc của trung tâm… bếp luôn đảm bảo an toàn thực phẩm và cung cấp các bữa ăn chính, bữa phụ đảm bảo chất lƣợng dinh dƣỡng, ngon miệng để các cháu đều ăn hết suất.

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức, bộ máy của trung tâm

Ban giám đốc

(Nguồn: Theo báo cáo tổng kết của trung tâm)

Một phần của tài liệu CT04017 - LÊ THỊ UYÊN - K4CT (2) (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)