1.1. Về nhân lực
− Hộ sinh có tại cơ sở
Nhân viên y tế thôn, bản, cán bộ hội phụ nữ, hội thanh niên, đội sản xuất…
1.2. Về vật liệu
− Sổ khám thai
Phiếu khám thai theo mẫu của Bộ y tế
− Một tủ nhỏ có 12 ngăn đựng phiếu khám thai của từng tháng.
− Một bảng theo dõi số ng−ời dự kiến đẻ trong từng tháng của một năm.
1.3. Các b−ớc tiến hành
− Cán bộ y tế cơ sở và nhân viên y tế cộng đồng phát hiện ng−ời có thai.
− Vận động các bà mẹ có thai đăng ký quản lý thai nghén tại trạm y tế xã hay tại nhà.
− Khám thai lần thứ nhất và lập phiếu khám thai cho từng ng−ời, mỗi ng−ời lập 2 bản (một bản bà mẹ giữ, một bản để l−u tại trạm y tế).
Ngay trong lần khám thai đầu tiên này, nếu bà mẹ có nguy cơ thì gửi đi khám tuyến trên. Khi bà mẹ khám tuyến trên trở về, cán bộ y tế phải ghi lại ý kiến khám xét của tuyến trên vào phiếu l−u tại trạm và thực hiện việc theo dõi chăm sóc theo chỉ định của thầy thuốc tuyến trên.
Nếu qua khám xét thấy thai nghén không có nguy cơ cao, thì hẹn bà mẹ đến khám lần 2 vào một ngày nhất định.
− Phiếu l−u của bà mẹ vừa đ−ợc khám xong, đ−ợc xếp vào ngăn của tháng đã hẹn bà mẹ đến khám lần tới. − Đến hẹn khám lần 2, sẽ tìm phiếu l−u tại ngăn khám
của tháng đó. Sau khi khám xong, xếp phiếu l−u vào ngăn của tháng hẹn khám lần 3.
− Cuối mỗi tháng, nếu trong ngăn l−u hồ sơ còn sót lại một số phiếu nào đó, có nghĩa là bà mẹ đó ch−a đến khám, khi đó cần đến tận nhà hỏi thăm tìm nguyên nhân và vận động bà mẹ đi khám thai.
− Ngoài 3 lần khám theo quy định, cần dặn dò bà mẹ có thể đến khám bất kỳ lúc nào hoặc cho hẹn đến khám thêm, nếu có điều gì nghi ngờ bất th−ờng.
− Phân tích rõ quyết định nơi bà mẹ sẽ đến đẻ (nhất là trong tr−ờng hợp có nguy cơ cao, cần gửi bà mẹ đi đẻ ở bệnh viện) để họ vui vẻ chấp nhận.
− Phải dự kiến ngày đẻ, để lên lịch đẻ hàng tháng trong năm (bằng bìa cứng có gắn nhãn ghi thông tin (tôm thông tin) cần thiết về thai phụ theo tháng dự kiến đẻ).
− Nếu đã quá ngày dự kiến đẻ, mà ch−a thấy thai phụ đến trạm để đẻ, thì cán bộ y tế cơ sở cần đi đến nhà tìm hiểu nguyên nhân.
Có thể:
+ Ch−a đẻ (cần phòng ngừa nguy cơ thai quá ngày). + Đã đẻ ở nơi khác.
+ Đã đẻ ở nhà do bà mụ đỡ hoặc tự đỡ đẻ.
Việc chăm sóc các bà mẹ sau khi đẻ, không ở tại trạm y tế này, vẫn phải tiến hành nh− mọi bà mẹ khác đẻ tại trạm, không đ−ợc bỏ rơi họ (ít nhất có 3 lần thăm: 6-12 giờ đầu sau đẻ, ngày thứ 3 sau đẻ và ngoài 40 ngày sau đẻ).