Chăm sóc thai phụ bị bệnh sốt rét

Một phần của tài liệu Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 16 doc (Trang 28 - 31)

1. Nhận định

− Tiền sử:

+ Bệnh tật: Các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải khi có thai.

+ Điều kiện khi có thai: Đẻ nhiều, thiếu ăn, điều kiện lao động nặng nhọc, phong tục tập quán, thói quen không nằm màn khi ngủ, vùng sốt rét l−u hành,… − Tình trạng hiện tại: Xanh xao, niêm mạc nhợt, mỏi

mệt, suy yếu, gầy xanh, có xuất huyết, vàng da, khó thở không.

− Tình trạng sốt, tính chất sốt: Rét run, sốt cao, vã mồ hôi, cơn sốt có thể kéo dài vài giờ, diễn ra hàng ngày hay cách nhật.

− Dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh.

− Đại, tiểu tiện: Màu sắc n−ớc tiểu, tiêu chảy. − Các xét nghiệm cận lâm sàng.

2. Những vấn đề cần chăm sóc/ chẩn đoán chăm sóc

− Thai phụ mệt mỏi, lo lắng về bệnh, thiếu hụt kiến thức về thai nghén, về bệnh sốt rét.

− Nguy cơ mệt mỏi suy yếu và thiếu máu do ảnh h−ởng của bệnh sốt rét đến thai nghén và sinh đẻ.

− Nguy cơ đẻ non, thai kém phát triển , nhẹ cân, suy thai, thai chết do thiếu oxy sau những cơn sốt cao rét run.

− Nguy cơ chảy máu sau đẻ do tử cung co hồi kém, chuyển dạ kéo dài, sản phụ suy yếu mệt mỏi.

− Nguy cơ nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm. − Chế độ dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh.

3. Lập kế hoạch chăm sóc

− Theo dõi toàn trạng: Màu sắc da, niêm mạc, các dấu hiệu sinh tồn.

− Theo dõi tính chất sốt của thai phụ.

− Ghi đầy đủ các thông số, kết quả theo dõi vào phiếu chăm sóc theo dõi.

− Cung cấp thông tin về bệnh cho thai phụ.

− Theo dõi sát thai phụ khi chuyển dạ, theo dõi tình trạng thai, phát hiện sớm các biến chứng có thể xẩy ra khi chuyển dạ, sau khi đẻ.

− Theo dõi các kết quả cận lâm sàng khác hàng ngày. − H−ớng dẫn, t− vấn chế độ ăn, chế độ vận động, chế độ

vệ sinh, cách dùng thuốc và dự phòng lây lan trong gia đình và cộng đồng.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời, chính xác.

4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

− Cung cấp thông tin về bệnh sốt rét cho thai phụ: Nguyên nhân, dấu hiệu, diễn biến, các điều trị có thể áp dụng, động viên giải thích để thai phụ yên tâm. − Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở,

− Giảm sốt cho thai phụ theo chỉ định của bác sỹ. − Đếm nhịp tim thai, theo dõi tình trạng phát triển của

thai, phát hiện suy thai, báo cáo kịp thời diễn biến bất th−ờng về thai cho bác sỹ biết.

− Theo dõi sát nếu sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị tốt, đầy đủ các ph−ơng tiện dụng cụ, thuốc cấp cứu cho sơ sinh non yếu và cho sản phụ, không để sản phụ chuyển dạ kéo dài và không để sản phụ rặn đẻ.

− Theo dõi chăm sóc tốt sơ sinh sau đẻ vì thai nhi có thể mắc sốt rét bẩm sinh do ký sinh trùng từ mẹ sang con qua rau thai: sau đẻ 2-3 ngày trẻ đã có thể bị sốt, nôn, co giật, vàng da, gan lách to.

− H−ớng dẫn cho sản phụ ăn đủ chất dinh d−ỡng để nâng cao thể trạng, thức ăn dễ tiêu, không dùng các chất kích thích và gia vị.

− H−ớng dẫn chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ vệ sinh, cách dùng thuốc và dự phòng lây lan trong gia đình và cộng đồng: (h−ớng dẫn nằm màn có tẩm permetrin, dùng thuốc xua muỗi, tăng c−ờng t− vấn dự phòng sốt rét ở từng địa ph−ơng). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Thực hiện ch−ơng trình phòng chống sốt rét cho thai phụ và bà mẹ.

− Giải thích và h−ớng dẫn thai phụ dùng thuốc đúng chỉ định, đủ liều theo chỉ định của bác sỹ. Cách theo dõi một số tác dụng phụ không mong muốn của thuốc nh−: nhức đầu, nôn,…

− H−ớng dẫn vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, thay váy áo, khăn vệ sinh vô khuẩn đề phòng nhiễm khuẩn.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác.

5. Đánh giá

5.1. Hiệu quả chăm sóc tốt: Thai phụ đ−ợc chăm sóc theo

dõi đầy đủ, đ−ợc điều trị kịp thời và chính xác, mạch, huyết áp ổn định, tim thai tốt, thai phát triển tốt, thai phụ ăn uống đ−ợc, lên cân, hội chứng sốt rét giảm đi.

5.2. Hiệu quả chăm sóc ch−a tốt

+ Thai phụ không đ−ợc chăm sóc, theo dõi đầy đủ, ăn uống kém, mệt mỏi, sút cân, thai nhi không phát triển, hội chứng sốt rét nặng lên.

+ Thai phụ không đ−ợc t− vấn đầy đủ kiến thức về bệnh sốt rét, nên không bỏ đ−ợc thói quen không nằm màn khi ngủ, không biết cách phòng ngừa Chăm sóc thai phụ bị viêm ruột thừa cấp

1. Nhận định

− Tiền sử: Bệnh tật, thai nghén.

− Tình trạng hiện tại: Toàn trạng: da, niêm mạc, sắc mặt, dấu hiệu sinh tồn. Đau bụng vùng hố chậu phải, tính chất đau: (đau âm ỉ, đau nhiều khi cử động, ho), khi khám bằng sờ nắn: có phản ứng thành bụng. − Tình trạng sốt, tính chất sốt: Sốt liên tục, lúc đầu

th−ờng sốt cao, mạch nhanh, có thể kèm theo buồn nôn và nôn.

− Dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh. − Đại tiểu tiện.

2. Những vấn đề cần chăm sóc/ chẩn đoán chăm sóc

− Thai phụ mệt mỏi, lo lắng về bệnh, thiếu hụt kiến thức về thai nghén, về bệnh viêm ruột thừa.

− Nguy cơ sẩy thai, đẻ non, thai kém phát triển, nhẹ cân, suy thai, do gây mê phẫu thuật khi bị viêm ruột thừa. − Nguy cơ nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm nếu ruột

thừa nung mủ bị vỡ gây viêm màng bụng. − Chế độ dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh.

3. Lập kế hoạch chăm sóc

− Theo dõi toàn trạng: Màu sắc da, niêm mạc, các dấu hiệu sinh tồn.

− Theo dõi tính chất sốt của thai phụ, thai phụ có kèm theo buồn nôn và nôn không.

− Xác định mức độ đau bụng, tính chất đau, vị trí đau bụng của thai phụ.

− Ghi đầy đủ các thông số, kết quả theo dõi vào phiếu chăm sóc theo dõi.

− Cung cấp thông tin về bệnh viêm ruột thừa cho thai phụ. − Theo dõi tình trạng thai, phát hiện sớm các biến chứng

có thể xẩy ra sau khi phẫu thuật viêm ruột thừa. − Theo dõi các kết quả cận lâm sàng khác hàng ngày. − H−ớng dẫn, t− vấn chế độ ăn, chế độ vận động, chế độ

vệ sinh.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời, chính xác.

4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

− Cung cấp thông tin về bệnh viêm ruột thừa cho thai phụ: Nguyên nhân, dấu hiệu, diễn biến, các điều trị có thể áp dụng, động viên giải thích để thai phụ yên tâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở, quan sát da, niêm mạc, sắc mặt, ghi phiếu theo dõi. − Giảm sốt, chống nôn cho thai phụ bằng cách ch−ờm

hoặc dùng thuốc theo y lệnh của bác sỹ.

− Xác định mức độ đau bụng, giúp thai phụ đỡ đau bằng cách để thai phụ theo t− thế thích hợp, thông báo diễn biến kịp thời cho bác sỹ.

− Đếm nhịp tim thai, theo dõi tình trạng phát triển của thai, phát hiện suy thai, báo cáo kịp thời diễn biến bất th−ờng về thai cho bác sỹ biết.

− Theo dõi sát, chuẩn bị tốt, đầy đủ các ph−ơng tiện dụng cụ can thiệp mổ,

− H−ớng dẫn cho thai phụ không đ−ợc ăn hoặc uống, nếu chuyển tuyến không đ−ợc tiêm thuốc giảm đau. − H−ớng dẫn chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý sau

phẫu thuật để tránh doạ sẩy thai, đẻ non.

− H−ớng dẫn vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, thay váy áo, khăn vệ sinh vô khuẩn đề phòng nhiễm khuẩn.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác.

5. Đánh giá

5.1. Hiệu quả chăm sóc tốt

Thai phụ đ−ợc chăm sóc theo dõi đầy đủ, đ−ợc phát hiện và điều trị kịp thời và chính xác, mạch, huyết áp ổn định, tim thai tốt, thai phát triển tốt, thai phụ ăn uống đ−ợc, lên cân, không có biến chứng.

5.2. Hiệu quả chăm sóc ch−a tốt

Thai phụ không đ−ợc chăm sóc theo dõi đầy đủ, phát hiện muộn, có nguy cơ sẩy thai, đẻ non, thai nhi không phát triển.

Một phần của tài liệu Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 16 doc (Trang 28 - 31)