Chăm sóc thai phụ bị bệnh lao phổ

Một phần của tài liệu Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 16 doc (Trang 26 - 28)

1. Nhận định

− Tiền sử:

+ Bệnh tật: Các bệnh nhiễm khuẩn mắc phải khi có thai. + Điều kiện khi có thai: Đẻ nhiều, thiếu ăn, điều kiện

lao động nặng nhọc,…

− Tình trạng hiện tại: Xanh xao, niêm mạc nhợt, mỏi mệt, suy yếu, gầy xanh, dấu hiệu sinh tồn.

− Tình trạng sốt, tính chất ho, ho kéo dài có thể ho ra máu. − Dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh.

− Đại, tiểu tiện

− Các xét nghiệm cận lâm sàng.

2. Những vấn đề cần chăm sóc/ chẩn đoán chăm sóc

− Thai phụ mệt mỏi, lo lắng về bệnh, thiếu hụt kiến thức về thai nghén, về bệnh.

− Nguy cơ mệt mỏi suy yếu và thiếu máu do ảnh h−ởng của bệnh lao phổi đến thai nghén và sinh đẻ.

− Nguy cơ đẻ non, thai kém phát triển , nhẹ cân, suy thai do thiếu oxy.

− Nguy cơ nhiễm khuẩn do sức đề kháng giảm. − Chế độ dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh.

3. Lập kế hoạch chăm sóc

− Theo dõi toàn trạng: Màu sắc da, niêm mạc, các dấu hiệu sinh tồn.

− Theo dõi tính chất ho, mầu sắc của đờm.

− Ghi đầy đủ các thông số, kết quả theo dõi vào phiếu chăm sóc theo dõi.

− Cung cấp thông tin về bệnh cho thai phụ.

− Theo dõi sát thai phụ khi chuyển dạ, theo dõi tình trạng thai, phát hiện sớm các biến chứng có thể xẩy ra khi chuyển dạ, sau khi đẻ.

− Theo dõi các kết quả cận lâm sàng khác hàng ngày. − H−ớng dẫn, t− vấn chế độ ăn, chế độ vận động, chế độ

vệ sinh, cách dùng thuốc và dự phòng lây lan trong gia đình và cộng đồng.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời, chính xác.

4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

− Cung cấp thông tin về bệnh lao cho thai phụ: Nguyên nhân, dấu hiệu, diễn biến, các điều trị có thể áp dụng, động viên giải thích để thai phụ yên tâm.

− Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở, quan sát da , niêm mạc, sắc mặt, ghi phiếu theo dõi. − Theo dõi tính chất ho: Có ho kéo dài, ho ra máu không,

h−ớng dẫn thai phụ không đ−ợc khạc nhổ bừa bãi. − Đếm nhịp tim thai, theo dõi tình trạng phát triển của

thai, phát hiện suy thai, báo cáo kịp thời diễn biến bất th−ờng về thai cho bác sỹ biết.

− Theo dõi sát nếu sản phụ có dấu hiệu chuyển dạ, chuẩn bị tốt, đầy đủ các ph−ơng tiện dụng cụ, thuốc cấp cứu cho sơ sinh non yếu và cho sản phụ, không để sản phụ chuyển dạ kéo dài và không để sản phụ rặn đẻ.

− H−ớng dẫn cho sản phụ ăn đủ chất dinh d−ỡng để nâng cao thể trạng, thức ăn dễ tiêu, không dùng các chất kích thích và gia vị. H−ớng dẫn chế độ vận động, nghỉ ngơi hợp lý, chế độ vệ sinh, cách dùng thuốc và dự phòng lây lan trong gia đình và cộng đồng (giảm tiếp xúc, đeo khẩu trang, cách xử lý đờm, không khạc nhổ bừa bãi).

− Giáo dục và t− vấn cho bà mẹ về cách nuôi con, đề phòng lây sang con.Thực hiện ch−ơng trình phòng chống lao phổi cho thai phụ và bà mẹ.

− Giải thích và h−ớng dẫn thai phụ dùng thuốc đúng chỉ định, đủ liều theo chỉ định của bác sỹ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

− H−ớng dẫn vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, thay váy áo, khăn vệ sinh vô khuẩn đề phòng nhiễm khuẩn.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác

5. Đánh giá

5.1. Hiệu quả chăm sóc tốt:Thai phụ đ−ợc chăm sóc theo dõi đầy đủ, đ−ợc điều trị kịp thời và chính xác, mạch, dõi đầy đủ, đ−ợc điều trị kịp thời và chính xác, mạch, huyết áp ổn định, tim thai tốt, thai phát triển tốt, thai phụ ăn uống đ−ợc, lên cân, hội chứng lao phổi giảm đi.

5.2. Hiệu quả chăm sóc ch−a tốt: Thai phụ ăn uống kém,

mệt mỏi, sút cân, thai nhi không phát triển, hội chứng lao phổi nặng lên.

Một phần của tài liệu Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 16 doc (Trang 26 - 28)