Chăm sóc thai phụ bị bệnh tiểu đ−ờng

Một phần của tài liệu Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 16 doc (Trang 31 - 32)

1. Nhận định

− Tiền sử: Bệnh tật, thai nghén.

− Tình trạng hiện tại: Toàn trạng: da, niêm mạc, sắc mặt, dấu hiệu sinh tồn, mức độ sút cân, mệt mỏi, đái nhiều, uống nhiều (tăng cảm giác khát n−ớc); ăn nhiều (tăng cảm giác đói).

− Dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh. − Đại tiểu tiện.

− Các xét nghiệm cận lâm sàng.

2. Những vấn đề cần chăm sóc/ chẩn đoán chăm sóc

− Thai phụ mệt mỏi, lo lắng về bệnh, thiếu hụt kiến thức về thai nghén, về bệnh tiểu đ−ờng.

− Nguy cơ tiền sản giật, sản giật, thai có thể bị dị dạng, bị chết đột ngột.

− Nguy cơ đẻ khó do thai to (mất cân xứng giữa thai nhi và khung x−ơng chậu).

− Nguy cơ nhiễm khuẩn đ−ờng sinh sản tr−ớc và sau đẻ do sức đề kháng giảm.

− Chế độ dinh d−ỡng, nghỉ ngơi, vệ sinh.

3. Lập kế hoạch chăm sóc

− Theo dõi toàn trạng: về màu sắc da, niêm mạc, sắc mặt, các dấu hiệu sinh tồn.

− Theo dõi mức độ sút cân, mệt mỏi, đái nhiều, uống nhiều, ăn nhiều của thai phụ.

− Ghi đầy đủ các thông số, kết quả theo dõi vào phiếu chăm sóc theo dõi.

− Cung cấp thông tin về bệnh cho thai phụ.

− Theo dõi tình trạng thai, phát hiện sớm các biến chứng có thể xẩy ra khi có thai, khi chuyển dạ và sau khi đẻ.

− Chuẩn bị tốt các ph−ơng tiện, dụng cụ, thuốc cấp cứu khi có biến chứng sản giật, đẻ khó.

− Theo dõi các kết quả cận lâm sàng khác hàng ngày. − H−ớng dẫn, t− vấn chế độ ăn, chế độ vận động, chế độ

vệ sinh.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời, chính xác.

4. Thực hiện kế hoạch chăm sóc

− Cung cấp thông tin về bệnh tiểu đ−ờng cho thai phụ: Nguyên nhân, dấu hiệu, diễn biến, các điều trị có thể áp dụng, động viên giải thích để thai phụ yên tâm. − Đếm mạch, đo nhiệt độ, huyết áp, đếm nhịp thở,

quan sát da, niêm mạc, sắc mặt, ghi phiếu theo dõi. − Đếm nhịp tim thai, theo dõi tình trạng phát triển của

thai, phát hiện suy thai, báo cáo kịp thời diễn biến bất th−ờng về thai cho bác sỹ biết.

− Chuẩn bị tốt, đầy đủ các ph−ơng tiện dụng cụ can thiệp, thuốc cấp cứu khi có đẻ khó, khi có sản giật.

− H−ớng dẫn cho thai phụ chế độ ăn hợp lý theo chỉ dẫn của bác sỹ (kiêng đ−ờng, mía, r−ợu và các thực phẩm ngọt, ăn nhiều rau, quả và các thực phẩm thô nguyên hạt có nhiều chất xơ…).

− H−ớng dẫn chế độ vận động, luyện tập, nghỉ ngơi hợp lý (tập thể dục hoặc đi bộ mỗi ngày 15-30 phút, tránh vận động mạnh).

− H−ớng dẫn vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng, vệ sinh bộ phận sinh dục ngoài, thay váy áo, khăn vệ sinh vô khuẩn đề phòng nhiễm khuẩn.

− Theo dõi sát các thông số cận lâm sàng, ghi phiếu chăm sóc theo dõi.

− Thực hiện y lệnh đầy đủ, kịp thời và chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

5. Đánh giá

5.1. Hiệu quả chăm sóc tốt

Thai phụ đ−ợc chăm sóc theo dõi đầy đủ, đ−ợc phát hiện và điều trị kịp thời, chính xác, mạch, huyết áp ổn định, các dấu hiệu cận lâm sàng ổn định, tim thai tốt, thai không suy, thai phụ ăn uống đ−ợc theo chế độ h−ớng dẫn, tập luyện hợp lý, không có biến chứng.

5.2. Hiệu quả chăm sóc ch−a tốt

Thai phụ không đ−ợc chăm sóc theo dõi đầy đủ, phát hiện muộn, có biến chứng, thai nhi bị suy, bệnh tiểu đ−ờng ngày càng nặng lên.

Một phần của tài liệu Sổ tay quy trình thực hành hộ sinh trung học - Môn học 16 doc (Trang 31 - 32)