CÁC PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH NƠNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2020 1 Cơ sở cĩ tính định hướng để xây dựng các phương án quy hoạch phát

Một phần của tài liệu Baocao_chinh Quy hoach phat trien Nong nghiep (Trang 51 - 54)

IV.1. Cơ sở cĩ tính định hướng để xây dựng các phương án quy hoạch phát triển nơng nghiệp:

- Xuất phát từ các quan điểm đã nêu ở trên, trong đĩ quan tâm đến bình quân GDP/đầu người đến năm 2020 phải đạt 3.000-3.200 USD (mục tiêu kinh tế xã hội của Việt Nam đến năm 2020); Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội XI Đảng Cộng sản Việt Nam, phần định hướng phát triển ngành: Phát triển nơng lâm ngư nhiệp tồn diện theo hướng cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa gắn với giải quyết tốt vấn đề nơng dân, nơng thơn. Đẩy mạnh cơng nghiệp hĩa, hiện đại hĩa nơng nghiệp, nơng thơn, tiến tới xây dựng một nền nơng nghiệp hàng hĩa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững, cĩ năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; tạo điều kiện từng bước hình thành nền nơng nghiệp sạch, đưa nơng nghiệp lên một trình độ mới, chủ động hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.

- Nghị quyết 09/2000/NQ-CP ngày 15/6/2000 của Chính phủ về chuyển đổi cơ cấu kinh tế nơng nghiệp và tiêu thụ sản phẩm nơng nghiệp.

- Quyết định số 124/2012/QĐ-TTg ngày 02 tháng 2 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất nơng nghiệp cả nước đến năm 2020, trong đĩ đề cao vấn đề giữ vững diện tích đất lúa, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Sản xuất các loại cây ăn trái phải hướng tới mở rộng áp dụng quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt (VietGAP) đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm. Tăng cường năng lực bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch cả về số lượng và chất lượng.

- Trên cơ sở phân tích, đánh giá kết quả sản xuất nơng nghiệp trong giai đoạn 2001-2010, đặc biệt coi trọng những thành tựu nơng nghiệp đã đạt được cùng những tồn tại cần khắc phục. Nhận thức đầy đủ các khĩ khăn, thách thức trong phát triển nơng nghiệp giai đoạn 2011- 2020 để lựa chọn giải pháp sử dụng tài nguyên, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cơng nghệ, chọn lựa mơ hình quản lý và các chính sách phát triển kinh tế - xã hội một cách phù hợp đối với phát triển sản xuất nơng nghiệp (trồng trọt, chăn nuơi, dịch vụ nơng nghiệp).

- Xét vai trị, vị trí của nơng nghiệp trong tổng thể kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Long và vùng ĐBSCL cũng như mối quan hệ giữa Vĩnh Long với vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía nam và thành phố Cần Thơ, để xác định hướng đi đúng và mơ hình canh tác thích hợp, đảm bảo tính cạnh tranh của những sản phẩm chủ lực trong phát triển nơng nghiệp (2011- 2020) và tầm nhìn đến 2030.

- Phát triển sản xuất nơng nghiệp, gắn kết với cơng nghiệp chế biến và dịch vụ, để tăng nhanh tốc độ tăng trưởng GDP (tổng sản phẩm). Chú trọng đến lợi thế về vị trí trung tâm Đồng bằng sơng Cửu Long cĩ giao thơng thủy, bộ thuận lợi, chủ động hướng đến thị trường tiêu thụ nơng sản lớn nhất Việt Nam là thành phố Hồ Chí Minh, để chọn lựa chủng loại sản phẩm và cơng nghệ, quy trình kỹ thuật sản xuất sao cho nơng sản hàng hĩa đủ sức cạnh tranh một cách lành mạnh với các sản phẩm cùng loại ở các vùng nơng nghiệp khác.

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ IX về một số chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trong nhiệm kỳ 2011- 2015 như sau:

+ Tốc độ tăng GDP bình quân 13%/năm.

+ Tốc độ tăng giá trị sản xuất nơng lâm nghiệp thủy sản bình quân 5% trong đĩ nơng nghiệp tăng 3,9%/năm.

+ Cơ cấu GDP (theo giá thực tế) năm 2015 là: Nơng lâm thủy sản 35,9%; cơng nghiệp - xây dựng: 26,04%; khu vực dịch vụ: 38,06%.

+ GDP bình quân/người (giá thực tế): 49,3 triệu đồng.

+ Sản lượng lúa năm 2015: 797.000 tấn và giá trị sản xuất cây ăn trái đạt khỏang 50% giá trị sản xuất ngành trồng trọt.

Phân tích tổng hợp và lơgic hĩa các tư liệu cĩ tính định hướng, đề xuất các chỉ tiêu phát triển phù hợp, cụ thể của nơng nghiệp tỉnh Vĩnh Long thực hiện đến năm 2015 và những mục tiêu lớn giai đoạn 2016-2020; xây dựng các phương án quy hoạch phát triển nơng nghiệp của tỉnh cĩ cơ sở khoa học và thực tiễn, đồng thời phải cĩ tính khả thi cao và phù hợp chung với định hướng phát triển tồn vùng ĐBSCL.

IV.2. Các phương án phát triển ngành trồng trọt:

IV.2.1. Cơ sở chuyển đổi cơ cấu cây trồng và tính tốn phương án trồng trọt:

Phương án trồng trọt được tính tốn dựa trên cơ sở đánh giá đất và xét thích nghi cây trồng (Chi tiết ở phụ lục 6 và 7), thừa kế cĩ chọn lọc những thành tựu trong sản xuất nơng nghiệp đến năm 2010, nhất là cây trồng đặc sản truyền thống và các cơ cấu cây trồng mà nơng dân và các cơ quan khoa học đã tổ chức nghiên cứu hoặc thực nghiệm thành cơng trên địa bàn tỉnh.

Phương châm chuyển đổi cơ cấu cây trồng là sản xuất những loại nơng sản cĩ thị trường tiêu thụ ổn định (xuất khẩu, thay thế hàng nhập khẩu, thị trường trong nước cĩ nhu cầu), đem lại giá trị sản lượng và thu nhập cao trên một đơn vị diện tích. Đồng thời hạn chế diện tích chuyên canh lúa, đẩy mạnh đa dạng hĩa cây trồng một cách bền vững cả về kinh tế - xã hội và bảo vệ tốt mơi trường.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020 do Sở Tài nguyên và Mơi trường xây dựng năm 2011 đã trình Bộ Tài nguyên và Mơi trường đầu năm 2012, đã phân bố nhu cầu sử dụng đất cho các ngành, trong đĩ đất nơng nghiệp như sau: Năm 2015 đất nơng nghiệp 113.297,4 ha, trong đĩ đất lúa 67.242 ha; Năm 2020 đất nơng nghiệp 110.882 ha, trong đĩ đất lúa 64.500 ha, đất trồng cây lâu năm là 42.296 ha (cây ăn trái và cây cơng nghiệp, cây lâu năm khác). Tổng kết 5 năm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nơng nghiệp (2006-2010), lãnh đạo tỉnh, ngành nơng nghiệp cũng như các huyện thị, đều thống nhất tăng diện tích cây ăn trái, giảm diện tích chuyên lúa (giảm lúa vụ 3) tăng diện tích luân canh lúa và hoa màu, tuy nhiên trồng cây gì, phân bố địa bàn nào cĩ hiệu quả thì phương án trồng trọt sẽ chỉ rõ vấn đề này:

- Cây bưởi: Cả nước cĩ 4 nơi trồng bưởi nổi tiếng là: Đoan Hùng (Phú Thọ), Bố Trạch (Quảng Bình), Tân Triều (Biên Hịa), Bình Minh (Vĩnh Long).

Thị trường trong nước ổn định suốt 30 năm qua và sản lượng cũng như giá bán cĩ xu hướng tăng, chưa kể thị trường thế giới ngày càng ưa chuộng và hút hàng. Cây bưởi cho thu nhập đến trên 80-90 triệu đồng/ha (một trong những cây ăn quả cĩ thu nhập cao), nên phát triển mạnh ở nơi cĩ điều kiện sinh thái thích hợp, song phải điều chỉnh cho ra trái quanh năm (hạn chế thu hoạch bưởi vào tháng 9, tháng 12, tháng 1).

- Cây cam sành cĩ ở Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang, Chợ Lách (Bến Tre) và Bố Hạ (Bắc Giang). Trong hơn 30 năm qua, cam sành luơn tiêu thụ ổn định, đem lại thu nhập cao, chỉ cĩ trở ngại là dễ bị bệnh vàng lá, nếu xử lý tốt giống gốc bằng vườn lưới và nhân vơ tính sẽ cĩ cây con giống sạch bệnh.

Cam sành nổi tiếng ở Tam Bình (kể cả các xã kế cận của huyện Trà Ơn) được khách hàng thành phố Hồ Chí Minh, các tỉnh phía bắc nhất là Hà Nội rất ưa chuộng. Đây là một lợi thế, cần tiếp tục mở rộng diện tích ở nơi đủ điều kiện, song cũng phải rải vụ thu hoạch (tránh tháng 9, 10, 11 và tháng 1).

- Tương tự cam và bưởi, Vĩnh Long cĩ thế mạnh về măng cụt và bịn bon, hiện nay 2 cây này tồn Nam bộ quy mơ chỉ cĩ khỏang 1.000 ha, thích nghi đất phù sa ngọt, đủ nước, thời gian sống hàng trăm năm, 1 ha cho sản lượng 10-15 tấn, đem lại giá trị đến 180-210 triệu đồng; phương án phát triển cây ăn trái cần phải quan tâm mở rộng diện tích trồng măng cụt và bịn bon ở các cù lao.

- Cây xồi là đặc sản của Nam bộ, trong đĩ xồi cát Hịa Lộc, xồi cát Chu luơn cĩ giá bán cao, kể cả xuất khẩu tươi nên tiếp tục tăng thêm diện tích nhưng phải tránh ngập úng, bởi xồi cát Hịa Lộc trồng ở Đơng Nam bộ quả nhỏ hơn, nhiều xơ và chất lượng khơng thể bằng đất phù sa ngọt Đồng bằng sơng Cửu Long.

- Riêng cây nhãn, nguồn gốc sống ở đất cát biển đã phân hĩa, giàu nước ngọt hoặc đất cĩ thành phần cơ giới nhẹ chủ động nước tưới vào mùa khơ. Nhãn trồng ở Đơng Nam bộ và các tỉnh phía bắc trồng trên đất đồi quy mơ lớn, chất lượng ngon hơn đất phù sa, giá nhãn bấp bênh khơng ổn định. Do vậy, chỉ giữ diện tích nhãn hiện cĩ, từng bước đa canh dần (đưa bịn bon và một số cây ăn trái khác vào trồng xen ở đất chuyên canh nhãn tại cù lao 4 xã huyện Long Hồ).

Đối với cây hàng năm: Khoai lang Bình Tân (Tân Lược, Tân Quới) đã trồng cách đây hơn 60 năm, luân canh 2 lúa - 1 khoai lang cho hiệu quả cao trong cơ cấu luân canh, gấp 2 lần sản xuất 2-3 vụ lúa. Nên tiếp tục duy trì diện tích hiện cĩ, mở thêm ra khu vực phụ cận, sản xuất cân đối với thị trường khoai Đơng Xuân - khoai Xuân Hè để rải vụ thu hoạch (tháng 4 đến tháng 8); sau vụ khoai lang Đơng Xuân cĩ thể trồng đậu, dưa hấu trái vụ,… đem lại lợi nhuận cao.

Luân canh lúa - rau (bắp cải, cà chua, dưa cải là mơ hình đem lại hiệu quả cao, song vấn đề mở rộng thêm phải cân đối với thị trường và chế biến, bảo quản.

Luân canh 2 lúa - bắp (hoặc đậu nành) là chủ trương đa dạng hĩa cây trồng trên đất lúa, hạn chế đất chuyên canh lúa, hiện nay đậu nành ở Vĩnh Long cĩ năng suất cao so với cả nước (đậu nành 2,5-3,0 tấn/ha) là sản phẩm đang được khuyến khích sản xuất thay thế hàng nhập khẩu. Ở đất phù sa được bồi rất thích hợp với cây đậu nành, nên mở rộng thêm diện tích trên đất thích nghi về điều kiện sinh thái; đặc biệt phải chú ý gieo trồng bằng giống mới ngắn ngày cĩ năng suất cao.

Từ các phân tích chuyển đổi cơ cấu chuyên trồng 2 vụ lúa sang cây ăn trái, luân canh 2 lúa - cây trồng cạn (rau, bắp, khoai lang, đậu nành) cịn cĩ thể kết hợp trồng 2 lúa - nuơi tơm càng xanh, cá nước ngọt cĩ hiệu quả cao hơn. Do vậy, để cĩ phương án quy hoạch theo hướng “mở”, cần thiết xây dựng 3 phương án với mức đa dạng hĩa khác nhau, trên cơ sở đĩ chọn phương án thích hợp với điều kiện thực tế đưa vào thực hiện.

IV.2.2. So sánh lựa chọn phương án sử dụng đất đến năm 2015 và 2020:

Kết quả tổng hợp một số chỉ tiêu chủ yếu của 3 phương án ngành trồng trọt trình bày ở bảng 17, Phương án I (PA chọn) từ bảng 18-23 trang sau, (PAII và PAIII được trình bày trong phần phụ lục)

Một phần của tài liệu Baocao_chinh Quy hoach phat trien Nong nghiep (Trang 51 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)