CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Đánh giá công tác hoạch định chiến lược của TienBo Group
4.1.1. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận
Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội một doanh nghiệp liên kết của ngân hàng sài Gòn Hà Nội là đơn vị đã tiến hành khảo sát, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, phân tích một cách cẩn thận và hợp lý để đưa ra những kết luận và dự báo về tình hình kinh doanh của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ như sau:
“Dựa trên kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2015 - 2017; căn cứ vào
các hợp đồng đã ký kết cũng như sự tăng trưởng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ của Công ty giai đoạn 2018 - 2020, với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp phát triển
kinh doanh, trong trường hợp nền kinh tế vĩ mô không có biến động lớn theo hướng tiêu cực thì SHS đánh giá kế hoạch doanh thu của Công ty được xây dựng một cách hợp lý.
Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, các ý kiến nhận xét nêu trên được đưa ra dưới góc độ đánh giá của một tổ chức tư vấn, dựa trên những cơ sở thông tin được thu thập
có chọn lọc và dựa trên lý thuyết về tài chính chứng khoán mà không hàm ý bảo đảm
giá trị của chứng khoán cũng như tính chắc chắn của những số liệu được dự báo. Nhận xét này chỉ mang tính tham khảo với nhà đầu tư khi tự mình ra quyết định đầu tư.” (Bản cáo bạch,2018)
4.1.2. So sánh kết quả kinh doanh 2018 với mục tiêu ban đầu
Theo mục tiêu trước khi hoạch định chiến lược giai đoạn 2018-2019, năm 2018
CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ mong muốn thu được 500 tỷ doanh thu thuần và lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế là 50.5 tỷ. Nhưng trên thực tế kết thúc năm tài chính 2018 thì doanh
thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt được vào khoảng 377 và 26,1 tỷ (Báo cáo tài chính, 2018).
Tuy được xem là hoạt động có lợi nhuận cao nhưng không đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Đặc biệt lợi nhuận còn giảm so với 2017.
4.1.3. Nhận xét hiệu quả của công tác hoạch định tại CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ
4.1.3. a. Đạt được
Thứ nhất: CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã hiểu được tầm quan trọng của công tác hoạch định chiến lược trong hoạt động kinh oanh. Định hướng mang tầm nhìn lâu dài
rất rõ ràng. Còn mục tiêu ngắn hạn thì được lượng hóa cụ thể trên các con số tránh được tình trạnh chung chung.
Thứ hai:Công ty đã áp dụng nhiều mô hình hoạch định để có thể tìm ra chiến lược phù hợp nhất đối với tình thế kinh doanh.
Thứ ba: CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã có sự phân chia các cấp chiến lược rất rõ ràng. Thực hiện đồng bộ ở mọi cấp độ. Tăng khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh.
Thứ tư: Chính xác khi chọn kinh doanh có trọng điểm. Chỉ phát triển một ngành
mũi nhọn đem lại doanh thu cao nhất cũng như có tiềm lực tăng trưởng ngành hấp dẫn.
4.1.3. b.Chưa đạt được
Thứ nhất: chưa tận dụng được triệt để sức mạnh của công nghệ truyền thông để
xây dựng các hệ thống thông tin, ra quyết định. Đây là các công cụ phục vụ tốt cho công tác hoạch định.
Thứ hai: Khá xem nhẹ các xu hướng toàn cầu hóa đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do.
Thứ ba: Việc kiểm soát kinh doanh khá rắc rối khi có đa lĩnh vực hoạt động, mà
lại chỉ có kinh doanh bất động sản và cầu lông là hạch toán riêng. Gây khó khăn cho công tác quản lý.
Thứ tư: Chưa xây dựng được ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng. Do vậy chưa đánh giá được sự tương quan giữa các chiến lược có thể áp dụng.
Thứ năm: Các chiến lược đề ra chưa tận dụng được hết điểm mạnh cũng như thời cơ của môi trường kinh doanh.
4.1.3. c. Nguyên nhân của các hạn chế
Các hạn chế trong công tác hoạch định chiến lược tại CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ bắt nguồn chủ yếu từ các nguyên nhân mà rất nhiều doanh nghiệp SME hiện nay mắc
định chiến lược yêu cầu rất cao về kinh nghiệm của nhân sự, đôi khi các quyết định đúng lại xuất phát từ chủ quan của người hoạch định. Và nguyên nhân quan trọng thứ
ba đó là CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ thiếu một bộ phận chuyên trách về quản trị chiến lược đó là Phòng chiến lược.