Đánh giá công tác hoạch định chiến lược của TienBo Group

Một phần của tài liệu 304 hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91)

5. Kết cấu của khóa luận

4.1. Đánh giá công tác hoạch định chiến lược của TienBo Group

4.1.1. Đánh giá của tổ chức tư vấn về kế hoạch lợi nhuận

Công ty Cổ phần Chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội một doanh nghiệp liên kết của ngân hàng sài Gòn Hà Nội là đơn vị đã tiến hành khảo sát, tìm kiếm thông tin, nghiên cứu, phân tích một cách cẩn thận và hợp lý để đưa ra những kết luận và dự báo về tình hình kinh doanh của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ như sau:

“Dựa trên kết quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2015 - 2017; căn cứ vào

các hợp đồng đã ký kết cũng như sự tăng trưởng nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ của Công ty giai đoạn 2018 - 2020, với việc áp dụng đồng bộ các giải pháp phát triển

kinh doanh, trong trường hợp nền kinh tế vĩ mô không có biến động lớn theo hướng tiêu cực thì SHS đánh giá kế hoạch doanh thu của Công ty được xây dựng một cách hợp lý.

Chúng tôi cũng xin lưu ý rằng, các ý kiến nhận xét nêu trên được đưa ra dưới góc độ đánh giá của một tổ chức tư vấn, dựa trên những cơ sở thông tin được thu thập

có chọn lọc và dựa trên lý thuyết về tài chính chứng khoán mà không hàm ý bảo đảm

giá trị của chứng khoán cũng như tính chắc chắn của những số liệu được dự báo. Nhận xét này chỉ mang tính tham khảo với nhà đầu tư khi tự mình ra quyết định đầu tư.” (Bản cáo bạch,2018)

4.1.2. So sánh kết quả kinh doanh 2018 với mục tiêu ban đầu

Theo mục tiêu trước khi hoạch định chiến lược giai đoạn 2018-2019, năm 2018

CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ mong muốn thu được 500 tỷ doanh thu thuần và lợi nhuận sau nghĩa vụ thuế là 50.5 tỷ. Nhưng trên thực tế kết thúc năm tài chính 2018 thì doanh

thu thuần và lợi nhuận sau thuế đạt được vào khoảng 377 và 26,1 tỷ (Báo cáo tài chính, 2018).

Tuy được xem là hoạt động có lợi nhuận cao nhưng không đạt được mục tiêu đề ra ban đầu. Đặc biệt lợi nhuận còn giảm so với 2017.

4.1.3. Nhận xét hiệu quả của công tác hoạch định tại CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ

4.1.3. a. Đạt được

Thứ nhất: CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã hiểu được tầm quan trọng của công tác hoạch định chiến lược trong hoạt động kinh oanh. Định hướng mang tầm nhìn lâu dài

rất rõ ràng. Còn mục tiêu ngắn hạn thì được lượng hóa cụ thể trên các con số tránh được tình trạnh chung chung.

Thứ hai:Công ty đã áp dụng nhiều mô hình hoạch định để có thể tìm ra chiến lược phù hợp nhất đối với tình thế kinh doanh.

Thứ ba: CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã có sự phân chia các cấp chiến lược rất rõ ràng. Thực hiện đồng bộ ở mọi cấp độ. Tăng khả năng đạt được mục tiêu kinh doanh.

Thứ tư: Chính xác khi chọn kinh doanh có trọng điểm. Chỉ phát triển một ngành

mũi nhọn đem lại doanh thu cao nhất cũng như có tiềm lực tăng trưởng ngành hấp dẫn.

4.1.3. b.Chưa đạt được

Thứ nhất: chưa tận dụng được triệt để sức mạnh của công nghệ truyền thông để

xây dựng các hệ thống thông tin, ra quyết định. Đây là các công cụ phục vụ tốt cho công tác hoạch định.

Thứ hai: Khá xem nhẹ các xu hướng toàn cầu hóa đặc biệt là các hiệp định thương mại tự do.

Thứ ba: Việc kiểm soát kinh doanh khá rắc rối khi có đa lĩnh vực hoạt động, mà

lại chỉ có kinh doanh bất động sản và cầu lông là hạch toán riêng. Gây khó khăn cho công tác quản lý.

Thứ tư: Chưa xây dựng được ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng. Do vậy chưa đánh giá được sự tương quan giữa các chiến lược có thể áp dụng.

Thứ năm: Các chiến lược đề ra chưa tận dụng được hết điểm mạnh cũng như thời cơ của môi trường kinh doanh.

4.1.3. c. Nguyên nhân của các hạn chế

Các hạn chế trong công tác hoạch định chiến lược tại CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ bắt nguồn chủ yếu từ các nguyên nhân mà rất nhiều doanh nghiệp SME hiện nay mắc

định chiến lược yêu cầu rất cao về kinh nghiệm của nhân sự, đôi khi các quyết định đúng lại xuất phát từ chủ quan của người hoạch định. Và nguyên nhân quan trọng thứ

ba đó là CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ thiếu một bộ phận chuyên trách về quản trị chiến lược đó là Phòng chiến lược.

4.2. Định hướng của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ trong tương lai

Trong suốt giai đoạn hình thành và phát triển hơn 20 năm của mình thì CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ luôn cố gắng đem tới giá trị lớn nhất cho người sử dụng với sứ mệnh “Cung cấp những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất đến khách hàng, nâng cao giá trị cuộc sống”. Trong tương lai ít nhất là 5 năm sắp tới CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ sẽ duy trì định hướng lâu dài :

Lĩnh vực đầu tư các dự án và xây dựng

- Tập trung thiết lập các dự án bất động sản tỉnh lẻ, các tỉnh có mức độ tăng trưởng cao, thu hút vốn đầu tư FDI lớn như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc...

- Đa dạng các loại hình sản phẩm cung cấp ra thị trường: căn hộ, đất nền, nhà liền kề,

biệt thự, dịch vụ nghỉ dưỡng, khách sạn.

- Tổ chức một đơn vị thi công mạnh trong nửa thập kỷ tới.

- Củng cố vai trò là công ty thực hiện thi công các công trình quy mô tầm cỡ với tiến

độ và chất lượng đảm bảo

Lĩnh vực sản xuất

- Chi tiêu mở rộng sản xuất cầu lông, đưa sản phẩm tiến dần vào miền Trung và Miền

Nam.

- Nghiên cứu các sản phẩm tiềm năng khác kể như: nội thất, dụng cụ chăm sóc sức khỏe.

Lĩnh vực thương mại và dịch vụ

- Phát triển chuỗi hệ thống cửa hàng phân phối thép, tập trung vào các địa phương, tỉnh hành có tốc độ công nghiệp hóa.

- Các dịch vụ nghỉ dưỡng, condotel, nhà hàng, coffee tiếp tục được mở rộng và tăng cao chất lượng.

4.3. Biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược

4.3.1. Biện pháp của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ

4.3.1. a. Khởi xướng từ chủ tịch hội đồng quản trị và ban giám đốc

Ông Phùng Văn Bộ (chủ tịch hội đồng quản trị) và ông Phùng Văn Thái (Tổng giám đốc) đã có thâm niên làm việc cùng nhau nhiều năm từ những ngày đầu CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ mới được thành lập. Đây cũng là hai cá nhân tiêu biểu của hội doanh nghiệp trẻ thành phố Thái Nguyên. Với kinh nghiệm và sự ăn ý trong làm việc,

đội ngữ lãnh đạo cấp cáo của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ luôn là người khởi xướng khi hoạch định chiến lược kinh doanh.

Tầm nhìn vượt xa ngắn hạn cũng là một lợi thế khi các lãnh đạo cấp cao là người

khởi xướng cho công tác hoạch định. Mà thành quả đó là CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã nhiều lần chuyển hướng kinh doanh ngoạn mục đưa công ty từ một doanh nghiệp trẻ thành những ông lớn trong khu vực tư nhân trên địa bàn Thái Nguyên.

4.3.1. b. Sự tham gia của các phòng ban chức năng, đơn vị kinh doanh

Với đặc điểm là hoạt động đa lĩnh vực nên bộ máy quản lý tổ chức với nhiều đơn vị khác nhau. Do vậy khi hoạch định chiến lược CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã có tham gia lấy ý kiến của các đơn vị chức năng và chuyên môn để đảm bảo công tác hoạch định cho ra phương án tối ưu nhất.

Mặt khác với sự tham gia của các đơn vị cấp dưới thì ban lãnh đạo CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ mong muốn sẽ có sự cam kết thực hiện từ các bộ phận này, khi chính học cũng tham gia đóng góp vào chiến lược.

Ngoài ra, khi có sự tham gia của các bộ phận cấp dưới thì sẽ đảm bảo các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, cấp chiến thuật thống nhất và không xung đột với chiến lược cấp công ty. Quá trình tổ chức, điểu khiển, kiểm soát cũng sẽ diễn ra suôn sẻ và chính xác hơn.

4.3.1. c. Sử dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài

Với đặc điểm khi hoạch định chiến lược là sử dụng rất nhiều dữ liệu của cả bây giờ, ở quá khứ, dự báo cho tương lai. Dữ liệu cũng tới từ nhiều nguồn khác nhau như

bên trong, ngoài doanh nghiệp, thậm chí cả tài liệu nước ngoài.Công cụ sử dụng cũng

rất đa dạng. Nên yêu cầu rất cao về thời hạn tiến hành, chất lượng nhân sự cũng như chi phí.

Do vậy công ty đã sử dụng nhiều ngồn hỗ trợ từ bên ngoài như thuê đội điều tra

tình hình thị trường. Thuê các đơn vị chuyên tư vấn chiến lược như công ty tư vấn OCD, liên kết đại học quản trị kinh doanh Thái Nguyên.. .Các sự hỗ trợ này nhằm rút

ngắn thời gian hoạch đinh cũng như để đua ra chiến lược đúng đắn nhất. Ngoài ra CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ còn có đội ngũ tư vấn tài chính riêng từ công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội SHS.

4.3.1. d. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo cấp cao

CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ luôn tìm cách nâng cao chất lượng nhân lực nhất là đội ngũ cấp cao thông qua tuyển dụng và đào tạo. Trong nội bộ CTCP Tập Đoàn Tiến

Bộ có quy định riêng là trình độ từ trưởng phòng hay giám đốc đơn vị kinh doanh ít nhất phải là cử nhân quản lý, các cấp từ phó tổng giám đốc trở lên ít nhất phải thạc sĩ quản trị kinh doanh.

Các cá nhân muốn học tập ngoài giờ từ các trường trên địa bàn hoặc Hà Nội đều

được hỗ trợ về học phí và chi phí đi lại. CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ hiểu rằng đội ngũ lãnh đạo chất lượng thì tính chính xác trong hoạch định sẽ tăng cao hơn.

4.3.1. e. Chủ động khi quyết định thời gian hoạch định chiến lược

Mỗi ngành nghề kinh doanh có một đặc thù kinh doanh riêng. Ví dụ ngành xây dựng cao điểm là 6 tháng cuối năm, cầu lông lại tập trung vào mùa hè...Mỗi ngành cũng có một chu kỳ phát triển riêng. Do vậy CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ rất chủ động trong việc quyết định thời gian hoạch định chiến lược cho giai đoạn kinh doanh sau. Thời gian thường được sử dụng là đầu năm.

4.3.2. Biện pháp đề xuất

4.3.2. a. Xây dựng phòng chiến lược

Hiện CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ chưa có phòng chiến lược để làm nhiệm vụ đề xuất mục tiêu, giải pháp cho cả tập đoàn. Việc thành lập phòng chiến lược giúp cho công tác hoạch định diễn ra kịp thời, không bị lỡ thờ cơ kinh doanh.

Mặt khác cũng giúp cho các hoạt động phía sau như tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm soát chiến lược được diễn ra tốt nhất.

4.3.2. b. Sử dụng công nghệ, nâng cấp hệ thống thông tin

Thông tin hiện nay biến đổi từng phút, mà hoạch định chiến lược lại là xây dựng

trên dữ liệu thông tin. Bởi vậy một mạng lưới thông tin tốt với sự hỗ trợ của máy tính

điện tử, điện thoại thông minh sẽ giúp ích rất nhiều.

Mặt khác một hệ thống hiện đại sẽ cho phép hõ trợ sử dụng nhiều công cụ, phần

mềm ra quyết định giúp cho nhà quản lý. Nhất là công cụ bán hàng online vừa nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, dễ hạch toán và không cần dùng tiền mặt.

4.3.2. c. Chú ý đến môi trường toàn cầu

Với sự đi lên của thương mại điện tử, sự toàn cầu hóa do ký kết các hiệp định thương mại tự do... việc thay đổi của môi trường kinh doanh thế giới sẽ có tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp. Nhưng CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ khi hoạch định chiến lược dường như chưa xem trọng các yếu tố từ môi trường quốc tế do vậy làm bỏ qua nhiều cơ hội cũng như nguy cơ trong kinh doanh. Trong thời gian tới khi hoạch

định chiến lược thì CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ cần chú ý cho trọng số cao hơn với các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế.

4.3.2. d. Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị rạch ròi từng lĩnh vực

Bản thân tác giả khi thực hiên nghiên cứu cũng rất khó khăn tron việc tì kiếm số liệu hoạt động cho từng lĩnh vực của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ vì ngoài phần kinh doanh bất động sản hạch toán riêng để quản lý thì các hoạt động khác đều quản lý chung từ phòng kế toán của tổng công ty. Mặc dù cũng có đơn vị kho để theo dõi hàng hóa nhưng do hạch toán chung nên rất khó để xây dựng báo cáo quản trị cho từng bộ phận. Mà khi khó xác định chính xác hiệu quả kinh doanh từng bộ phận thì rất mất thời gian cho công tác hoạch định.

4.3.2. e. Xây dựng ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng.

Mặc dù đã phân tích đến ma trận SWOT cho ra các chiến lược có thể sử dụng nhưng chưa dùng đến ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng thì kết quả sẽ thiếu khách quan. Đôi khi gây lãng phí cơ hội do chưa sao sánh được các phương án với nhau.

4.3.2. f. Tận dụng tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp và thời cơ từ môi trường

Chiến lược kinh doanh hiện tại của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ nhiều khi không sử dụng hết hoặc không nhận ra điểm mạnh của mình. Ví dụ: do hoạt động đa ngành

nghề trong đó có rất nhiều ngành hỗ trợ lần nhau như sắt thép, xây dựng, giàn giáo và bất động sản.. trên thực tế các yếu tố này cũng được CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ kết hợp với nhau ở từng dự án. Nhưng trong chiến lược kinh doanh không thể hiện rõ ràng thành chiến lược cho nhóm ngành chẳng hạn. Hoặc như phía trên đã có nhận xét

CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ chưa coi trọng các yếu tố mang tính toàn cầu nên cũng tự mình bỏ qua các cơ hội mà các yếu tố này đem lại.

4.4. Kiến nghị với nhà nước và chính quyền địa phương4.4.1. Xây dựng một trung tâm thông tin về bất động sản 4.4.1. Xây dựng một trung tâm thông tin về bất động sản

Việc mua bán bất động sản hiện nay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro từ các thông tin không chính thống, đây là công cụ hữu hiệu cho các kể xấu tung thông tin nhằm chuộc

lợi bất chính gây xáo trộn thị trường. Các bong bóng bất động sản, nợ xấu của ngân hàng cũng gây bất ổn cho nền kinh tế.

Do vậy chính phủ cần xây dựng một trung tâm thông tin chính thống cho lĩnh vực bất động sản vừa giúp bình ổn nền kinh tế vĩ mô vừa bảo vệ các doanh nghiệp chân chính.

4.4.2. Chính sách tích cực về tín dụng cho doanh nghiệp

Khách hàng lớn nhất của các ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng là các doanh nghiệp bất động sản. Với đặc thù rất cần tiềm lực tài chính thì các doanh nghiệp

trong ngành rất cần sự hỗ trợ từ các chính sách của ngân hàng nhà nước. Mặc dù có sự bù đắp thiếu hụt từ nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhưng để duy trì thế mạnh đầu tàu của nền kinh tế vẫn rất cần các chính sách mềm mỏng từ tín dụng.

4.4.3. Cải cách hành chính và thẩm định dự án

Thời gian từ lúc doanh nghiệp có yêu cầu đầu tư, thẩm định dự án, giải phóng mặt bằng, giao đất... thường diễn ra rất lâu với nhiều thủ tục rườm rà có thể mất vài năm. Nhưng đặc thù giá bất động sản có thể biến động theo ngày. Chính do đó làm tăng rủi ro cho doanh nghiệp đầu tư, từ đó mới nảy sinh nhiều dự án ma, đô thị bỏ hoang. Do vậy cải cách các thủ tục hành chính sẽ giúp ích rất nhiều cho doanh nghiệp,

giúp họ an tâm đầu tư.

4.4.4. Thống nhất cách tính tiền sử dụng đất

Tiền sử dụng đất hiện nay được địa phương tự tính theo việc thay đổi hệ số K của khung giá đất chung. Giá thường được điều chỉnh theo chỉ số CPI. Nhưng việc

điều chỉnh giá của các sở tài chính địa phương có thể cao gấp nhiều lần CPI một vài

Một phần của tài liệu 304 hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w