Biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược

Một phần của tài liệu 304 hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 97)

CHƯƠNG IV : ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ

4.3. Biện pháp để nâng cao hiệu quả công tác hoạch định chiến lược

4.3.1. Biện pháp của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ

4.3.1. a. Khởi xướng từ chủ tịch hội đồng quản trị và ban giám đốc

Ông Phùng Văn Bộ (chủ tịch hội đồng quản trị) và ông Phùng Văn Thái (Tổng giám đốc) đã có thâm niên làm việc cùng nhau nhiều năm từ những ngày đầu CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ mới được thành lập. Đây cũng là hai cá nhân tiêu biểu của hội doanh nghiệp trẻ thành phố Thái Nguyên. Với kinh nghiệm và sự ăn ý trong làm việc,

đội ngữ lãnh đạo cấp cáo của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ luôn là người khởi xướng khi hoạch định chiến lược kinh doanh.

Tầm nhìn vượt xa ngắn hạn cũng là một lợi thế khi các lãnh đạo cấp cao là người

khởi xướng cho công tác hoạch định. Mà thành quả đó là CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã nhiều lần chuyển hướng kinh doanh ngoạn mục đưa công ty từ một doanh nghiệp trẻ thành những ông lớn trong khu vực tư nhân trên địa bàn Thái Nguyên.

4.3.1. b. Sự tham gia của các phòng ban chức năng, đơn vị kinh doanh

Với đặc điểm là hoạt động đa lĩnh vực nên bộ máy quản lý tổ chức với nhiều đơn vị khác nhau. Do vậy khi hoạch định chiến lược CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đã có tham gia lấy ý kiến của các đơn vị chức năng và chuyên môn để đảm bảo công tác hoạch định cho ra phương án tối ưu nhất.

Mặt khác với sự tham gia của các đơn vị cấp dưới thì ban lãnh đạo CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ mong muốn sẽ có sự cam kết thực hiện từ các bộ phận này, khi chính học cũng tham gia đóng góp vào chiến lược.

Ngoài ra, khi có sự tham gia của các bộ phận cấp dưới thì sẽ đảm bảo các chiến lược cấp đơn vị kinh doanh, cấp chiến thuật thống nhất và không xung đột với chiến lược cấp công ty. Quá trình tổ chức, điểu khiển, kiểm soát cũng sẽ diễn ra suôn sẻ và chính xác hơn.

4.3.1. c. Sử dụng sự hỗ trợ từ bên ngoài

Với đặc điểm khi hoạch định chiến lược là sử dụng rất nhiều dữ liệu của cả bây giờ, ở quá khứ, dự báo cho tương lai. Dữ liệu cũng tới từ nhiều nguồn khác nhau như

bên trong, ngoài doanh nghiệp, thậm chí cả tài liệu nước ngoài.Công cụ sử dụng cũng

rất đa dạng. Nên yêu cầu rất cao về thời hạn tiến hành, chất lượng nhân sự cũng như chi phí.

Do vậy công ty đã sử dụng nhiều ngồn hỗ trợ từ bên ngoài như thuê đội điều tra

tình hình thị trường. Thuê các đơn vị chuyên tư vấn chiến lược như công ty tư vấn OCD, liên kết đại học quản trị kinh doanh Thái Nguyên.. .Các sự hỗ trợ này nhằm rút

ngắn thời gian hoạch đinh cũng như để đua ra chiến lược đúng đắn nhất. Ngoài ra CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ còn có đội ngũ tư vấn tài chính riêng từ công ty chứng khoán Sài Gòn Hà Nội SHS.

4.3.1. d. Nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo cấp cao

CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ luôn tìm cách nâng cao chất lượng nhân lực nhất là đội ngũ cấp cao thông qua tuyển dụng và đào tạo. Trong nội bộ CTCP Tập Đoàn Tiến

Bộ có quy định riêng là trình độ từ trưởng phòng hay giám đốc đơn vị kinh doanh ít nhất phải là cử nhân quản lý, các cấp từ phó tổng giám đốc trở lên ít nhất phải thạc sĩ quản trị kinh doanh.

Các cá nhân muốn học tập ngoài giờ từ các trường trên địa bàn hoặc Hà Nội đều

được hỗ trợ về học phí và chi phí đi lại. CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ hiểu rằng đội ngũ lãnh đạo chất lượng thì tính chính xác trong hoạch định sẽ tăng cao hơn.

4.3.1. e. Chủ động khi quyết định thời gian hoạch định chiến lược

Mỗi ngành nghề kinh doanh có một đặc thù kinh doanh riêng. Ví dụ ngành xây dựng cao điểm là 6 tháng cuối năm, cầu lông lại tập trung vào mùa hè...Mỗi ngành cũng có một chu kỳ phát triển riêng. Do vậy CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ rất chủ động trong việc quyết định thời gian hoạch định chiến lược cho giai đoạn kinh doanh sau. Thời gian thường được sử dụng là đầu năm.

4.3.2. Biện pháp đề xuất

4.3.2. a. Xây dựng phòng chiến lược

Hiện CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ chưa có phòng chiến lược để làm nhiệm vụ đề xuất mục tiêu, giải pháp cho cả tập đoàn. Việc thành lập phòng chiến lược giúp cho công tác hoạch định diễn ra kịp thời, không bị lỡ thờ cơ kinh doanh.

Mặt khác cũng giúp cho các hoạt động phía sau như tổ chức thực hiện, điều hành, kiểm soát chiến lược được diễn ra tốt nhất.

4.3.2. b. Sử dụng công nghệ, nâng cấp hệ thống thông tin

Thông tin hiện nay biến đổi từng phút, mà hoạch định chiến lược lại là xây dựng

trên dữ liệu thông tin. Bởi vậy một mạng lưới thông tin tốt với sự hỗ trợ của máy tính

điện tử, điện thoại thông minh sẽ giúp ích rất nhiều.

Mặt khác một hệ thống hiện đại sẽ cho phép hõ trợ sử dụng nhiều công cụ, phần

mềm ra quyết định giúp cho nhà quản lý. Nhất là công cụ bán hàng online vừa nhanh chóng, tiện lợi, chính xác, dễ hạch toán và không cần dùng tiền mặt.

4.3.2. c. Chú ý đến môi trường toàn cầu

Với sự đi lên của thương mại điện tử, sự toàn cầu hóa do ký kết các hiệp định thương mại tự do... việc thay đổi của môi trường kinh doanh thế giới sẽ có tác động không nhỏ tới các doanh nghiệp. Nhưng CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ khi hoạch định chiến lược dường như chưa xem trọng các yếu tố từ môi trường quốc tế do vậy làm bỏ qua nhiều cơ hội cũng như nguy cơ trong kinh doanh. Trong thời gian tới khi hoạch

định chiến lược thì CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ cần chú ý cho trọng số cao hơn với các yếu tố môi trường kinh doanh quốc tế.

4.3.2. d. Xây dựng hệ thống báo cáo quản trị rạch ròi từng lĩnh vực

Bản thân tác giả khi thực hiên nghiên cứu cũng rất khó khăn tron việc tì kiếm số liệu hoạt động cho từng lĩnh vực của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ vì ngoài phần kinh doanh bất động sản hạch toán riêng để quản lý thì các hoạt động khác đều quản lý chung từ phòng kế toán của tổng công ty. Mặc dù cũng có đơn vị kho để theo dõi hàng hóa nhưng do hạch toán chung nên rất khó để xây dựng báo cáo quản trị cho từng bộ phận. Mà khi khó xác định chính xác hiệu quả kinh doanh từng bộ phận thì rất mất thời gian cho công tác hoạch định.

4.3.2. e. Xây dựng ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng.

Mặc dù đã phân tích đến ma trận SWOT cho ra các chiến lược có thể sử dụng nhưng chưa dùng đến ma trận hoạch định chiến lược có khả năng định lượng thì kết quả sẽ thiếu khách quan. Đôi khi gây lãng phí cơ hội do chưa sao sánh được các phương án với nhau.

4.3.2. f. Tận dụng tối đa điểm mạnh của doanh nghiệp và thời cơ từ môi trường

Chiến lược kinh doanh hiện tại của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ nhiều khi không sử dụng hết hoặc không nhận ra điểm mạnh của mình. Ví dụ: do hoạt động đa ngành

nghề trong đó có rất nhiều ngành hỗ trợ lần nhau như sắt thép, xây dựng, giàn giáo và bất động sản.. trên thực tế các yếu tố này cũng được CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ kết hợp với nhau ở từng dự án. Nhưng trong chiến lược kinh doanh không thể hiện rõ ràng thành chiến lược cho nhóm ngành chẳng hạn. Hoặc như phía trên đã có nhận xét

CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ chưa coi trọng các yếu tố mang tính toàn cầu nên cũng tự mình bỏ qua các cơ hội mà các yếu tố này đem lại.

Một phần của tài liệu 304 hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 94 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w