Các nhân tố môi trường vĩ mô theo mô hình PEST

Một phần của tài liệu 304 hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 57)

5. Kết cấu của khóa luận

3.3.1. Các nhân tố môi trường vĩ mô theo mô hình PEST

Môi trường vĩ mô có tác động tới mọi đơn vị và thành phần kinh tế trong đó có doanh nghiệp. Sự biến động của môi trường vĩ mô phát sinh thách thức cũng như cơ hội với doanh nghiệp. Công tác hoạch định sẽ giúp doanh nghiệp tận dụng được thời cơ cũng như đối phó được với thách thức từ sự biến đổi của môi trường. Sau đâu sẽ là đặc điểm môi trường vĩ mô đối với CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ xét trên 4 khía cạnh chính.

3.3.1. a. Môi trường chính trị pháp luật về thuận lợi

CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ tham gia kinh doanh ở lĩnh vực bất động sản đúng thời điểm mà chính phủ đang áp dụng chính sách hỗ trợ mua nhà ở cho người thu nhập thấp với gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng.

CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ cũng là doanh nghiệp tiên phong đầu tư nhà ở xã hội tại Thái Nguyên trước đây và Bắc Giang hiện nay. Do vậy nhận được rất nhiều ưu đãi của chính quyền sở tại về giải phóng mặt bằng. Đặc biệt ở Thái Nguyên chính quyền tỉnh rất quan tâm tới dự án ký túc xá giá rẻ tại khu công nghiệp SamSung Thái

Nguyên, còn ở Bắc Giang là căn hộ ở cho công nhân viên nhà máy đạm Hà Bắc.

về khó khăn

Gần đây thì hệ thống quy phạm pháp luật đang được tích cực sửa đổi tạo tín hiệu tích cực và thuận lợi, giúp cho các doanh nghiệp đi đúng đường và làm lành mạnh môi trường kinh doanh. Mặc dù vậy, hệ thống Pháp luật còn nhiều lỗ hổng, đôi chút xa rời thực tế. Thêm vào đó vân còn tồn tại nhiều quy định hành chính phức tạp chồng chéo hoặc không rõ ràng, trong đó có lĩnh vực đất đai và kinh doanh bất động sản là lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty. Điều này tạo ra các tác động tiêu cực tới kinh doanh của các công ty bất động sản.

Một trong những rủi ro “nhãn tiền” đối với thực trạng pháp lý về hồ sơ dự án bất động sản mà Tiến Bộ sẽ phải đối mặ. Đó là việc xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích xây dựng dự án. “Để có được quyền sử dụng đất ở Việt Nam là một quá trình phức tạp, bao gồm việc (i) xin chấp thuận chủ trương từ cơ quan có thẩm quyền; (ii) khảo sát đất; (iii) lập phương án bồi thường; (iv) cơ quan có

thẩm quyền thu hồi đất; (v) thanh toán tiền bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng; (vi) ký hợp đồng thuê đất với cơ quan có thẩm quyền và (vii) cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ngoài ra, nhà đầu tư còn phải xin giấy chứng nhận đầu tư cho dự án. Mặc dù các dự án đầu tư phải được phê duyệt theo quy định, nhưng không có bảo

đảm nào về việc các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp các phê duyệt cần thiết cho từng giai đoạn của các dự án này” (Bản cáo bạch, 2018) [11]. Nếu các phê duyệt cần thiết không được cấp kịp thời hoặc không được cấp, hoặc được cấp nhưng kèm

theo điều kiện khó khăn, thì CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ có thể sẽ gặp khó khăn hoặc mất khả năng thực hiện hoặc hoàn tất các dự án đó theo kế hoạch.

Để đảm bảo việc cập nhật các văn bản pháp luật mới và tuân thủ đúng pháp luật,

các công ty cần thuê tư vấn ban pháp chế với đội ngũ nhân sự chất lượng cao. Nhiệm

vụ là rà soát các hợp đồng, hoàn thiện thủ tục pháp lý hay cập nhật các quy định mới cho công ty. Đương nhiên với các doanh nghiệp tiềm lực mạnh có thể xây dựng ban pháp chế của riêng mình. Khi đó còn giúp ích cho doanh nghiệp trong các vấn đề giải

quyết tranh chấp thương mại.

Với các hoạt động kinh doanh có tiềm ẩn rủi ro cao cho người lao động như xây

dựng hay cơ khí ngày càng được kiểm soát gắt gao từ chính quyền. Việc kiểm soát này cũng là áp lực tăng chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

3.3.1. b. Môi trường kinh tế

Kinh tế là một yếu tố vĩ mô. Nó không chỉ tác động đến kinh doanh mà còn thể hiện sức mạnh của mỗi quốc gia. Các chỉ số kinh tế biến động sẽ kéo theo các rủi ro cững như cơ hội cho doanh nghiệp. Các tác động của nó có thể trực tiếp hoặc không trực tiếp. Việc đi sâu nghiên cứu các chỉ số như lạm phát, tăng trưởng, lãi suất, chứng

khoán hay giá tiêu dùng sẽ giúp doanh nghiệp chủ động đối với các biến động cũng như đặt ra chiến lược phù hợp nhất.

Đầu năm 2019 trong dự đoán về tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm nay thì Ngân Hàng Thế Giới đã đưa ra con số 2,9% sau khi chứng kiến con số 3% của năm ngoái.Các cuộc xung đột thương mại lớn liên tiếp nổ ra, trong tâm là cuộc chiến Mỹ- Trung làm suy giảm quy mô thương mại toàn cầu cũng như sáo trộn dùng chảy hàng hóa toàn thế giới. Các nền kinh tế nhỏ và cả các nền kinh tế mới nổi phụ thuộc nhiều vào các trung tâm tài chính lớn của thế giới sẽ dự đoán có một năm khó khăn, nhưng cũng không thiếu thời cơ với những ai biết tận dụng.

Nền kinh tế của ta nhìn chung vẫn được đánh giá kỳ vọng trong năm tới với động lực đến từ việc cầu nội địa tăng trưởng, xuất khẩu và lĩnh vực công nghiệp chế tạo sẽ được hưởng lợi từ quá trình gia tăng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và biến động cơ cấu thị trường, danh mục hàng hóa mà Việt Nam có lợi thế cạnh tranh, giá dầu có xu hướng tiếp tục phục hồi. Trong năm 2019, thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam sẽ bao gồm:

Thứ nhất: Những điều chỉnh về chính sách của Mỹ và ảnh hưởng đối với hoạt động thương mại, đầu tư tại tất cả các nơi trên thế giới bao gồm cả nước ta cũng như sự dịch chuyển dòng vốn toàn cầu.

Thứ hai: Nợ công tiếp tục ở mức cao (64.7% GDP) trong khi quá trình mở cửa hội nhập thông qua nhiều hiệp định thương mại có thể tác động tới nguồn thu ngân sách.

Thứ ba: Tiếp tục quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và trọng tâm là đầu tư công, xử lý nợ xấu.

Tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân đầu người

Nền kinh tế trong nước là môi trường hoạt động của doanh nghiệp. Sức mạnh và xu thế kinh tế là các yếu tố tồn vong với mỗi đơn vị kinh doanh. Ở giai đoạn phát triển nhanh thì sẽ phát sinh nhiều cơ hội kinh doanh. Còn khi kinh tế lao dốc người dân cắt giảm chi tiêu thì các ảnh hưởng tiêu cực không thể tránh khỏi. Điển hình như cuộc đại suy thoái gần đây đã cho thấy rằng:

Có tới hàng chục tới hàng trăm ngàn công ty dừng hoạt động Chi phí vốn tăng cao, khó khăn của các tổ chức tín dụng.

Các tổ chức tín dụng, các tổ chức hoạt động trong lĩnh vực tài chính- chứng khoán buộc phải tái cơ cấu, cắt giảm nhân viên để tồn tại.

Phải mất nhiều năm sau đó với sự nỗ lực không ngừng của cả nền kinh tế thì tình hình

mới khả quan hơn. Đặc biệt giai đoạn vài năm gần đây sẽ hứa hẹn một giai đoạn tăng

trưởng mới cho kinh tế Việt Nam.

Tăng trưởng năm 2019 được đánh giá sẽ tiếp tục duy trì ở mức tích cực 6.5% - 6.7% nhờ các chính sách cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, triển vọng phục hồi của giá dầu và giá một số các mặt hàng nông sản, khả năng duy trì của lĩnh vực công nghiệp chế tạo và cầu nội địa tăng vàđộng lực từ tăng trưởng xuất khẩu đặc biệt

tại khu vực FDI.

Tăng trưởng kinh tế tăng cao cũng tạo tiền đề để nâng cao thu nhập bình quân của người dân. Với sự điều chỉnh mức lương cơ bản liên tục tăng thì thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã ở mức trung bình của thế giới. Đây là điểm tích cực

Biểu đồ 2.10: Một số dự báo tăng trưởng kinh tế năm 2019

(Nguồn: tự tổng hợp)

Lạm phát

Sau nhiều biện pháp chính sách tài khóa và tiền tệ kiểm soát cung tiền của Ngân Hàng Nhà Nước, bộ tài chính thì lạm phát đã được kiềm chế. Trong báo cáo thường niên về tình hình kinh tế xã hội trình chính phủ và quốc hội thì con số chỉ số giá tiêu dùng năm 2014 chỉ tăng chưa đến 2% so với mức tăng năm trước là hơn 6%. Tới năm 2015 sau đó, lần đầu tiên chỉ số giá tiêu dùng đạt mức thấp nhất trong 10 năm ở mức tăng 0,63%. Đánh dấu Việt Nam là điểm sáng của kinh tế thế giới khi thực hiện đồng thời hai mục tiêu là khôi phục nền kinh tế đồng thời kiểm soát được lạm phát. Các năm sau đó mục tiêu chính của chính phủ là phát triển kinh tế là chính,

kiểm soát lạm phát chỉ là phụ do vậy tới 2016 lạm phát lại tăng lên mức gần 4,5%. Năm 2017 là khoang 3,5%. Đây là môi trường để các doanh nghiệp yên tâm kinh doanh.

Tại hội thảo diễn biến thị trường, giá cả ở Việt Nam năm 2018 và dự báo năm 2019 do Viện Kinh tế Tài chính (Học viện Tài chính) tổ chức sáng 3/1, nhiều chuyên gia kinh tế đồng tình cho rằng, mục tiêu kiềm chế lạm phát năm 2019 dưới 4% là hoàn toàn có thể đạt được (Thoibaotaichinhvietnam,2019) [15].

Lãi suất tín dụng

2018, lãi suất cho vay từ các tổ chức tín dựng có xu hướng giảm do việc giảm chi phí huy động đồng nội tệ. Lãi suất huy động năm 2016 với ngắn hạn tối đa là 5,5% trên năm còn dài hạn có thể lên tới 6,5%. Năm sau đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục kiểm soát và hỗ trợ các ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Các ngân hàng thương mại trong năm 2017 đã tận dụng nhiều sự kiện để đẩy mức lãi suất huy động lên khá cao nhằm tối ưu hóa nguồn tiền huy động, hơn 7%/năm. Với mức lãi suất huy

động như trên các ngân hàng duy trì cho vay ở các mức 9-9,5%/năm đối với vay ngắn

hạn thêm khoảng 2% đến 3% đối với vay trung/dài hạn cho lĩnh vực khác.

Năm nay ngành ngân hàng hi vọng tín dụng sẽ tăng trưởng chỉ khoảng 14%, tương đương năm trước. Chính vì vậy, khoảng cung vốn cho ngành bất động sản chắc

chắn sẽ thấp hơn năm 2018; Các ngân hàng cũng đa cắt giảm cơ cấu vốn vay trung và dài hạn từ nguồn ngắn hạn xuống chỉ còn 40. Chính sách này của các ngân hàng không chỉ tín dụng này không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp mà cả cá nhân vay

mua nhà cũng sẽ gặp khó tiếp cận hơn.

Các khoản vay hiện nay của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ chủ yếu là vay ngắn hạn,

với lãi suất dao động ở mức 8% - 9%/năm hoặc tùy từng thời kỳ. Mục đích của những

khoản vay này chủ yếu để phục vụ việc bổ sung vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Tuy lãi vay tạo ra gánh nặng tài chính, tuy nhiên những năm qua Công ty luôn duy trì lượng vay vốn tín dụng thấp, thanh toán các khoản vay đúng hạn và luôn duy trì được mức đánh giá tín dụng tốt của các ngân hàng.

Toàn cầu hóa

Với việc Việt nam tham gia hàng loạt các tổ chức kinh tế, các hiệp định thương mại tự do trong đó có thể kể đến như với khối ASEAN hay CPTPP (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership) được nhận định sẽ đưa kinh tế Việt Nam vào một kỷ nguyên thách thức và cơ hội lớn chưa từng có. Ở đó sẽ có cơ hội mở ra những thị trường mới, nhưng công nghệ mới, nguồn nhân lực chất lượng... mà nếu tận dụng tốt sẽ rút ngắn hàng chục năm phát triển.

Cùng với đó là việc hội nhập sâu rộng về ngoại giao, chính trị, văn hóa, hòa bình. của Việt Nam cũng hứa hẹn nhiều cơ hội đầu tư từ ngồn vốn trực tiếp nước ngoài.

3.3.1. c. Văn hóa xã hội

Dân số Việt Nam trong các năm qua đều duy trì trên 90 triệu dân và hướng tới 95 triệu vào năm 2019. Tốc độ tăng dân số là khoảng 1,1% (2017) tỉ lệ tập trung ở thành thị là 25% (Tổng cục thống kê, 2018). Diện tích đô thị không thay đổi mà dân số ngày một tăng đem đến gánh nặng cho an sinh xã hội, nhất là nhà ở và đặc biệt là nhà ở cho người có thu nhập thấp.

Cùng với sự thay đổi về mức sống thì xu hướng tiêu dùng cho nhà ở cũng đang chuyển dịch. Thay vì chọn mua nhà ở như trước kia thì xu hướng mua nhà chung cư đã thành lựa chọn hàng đầu do các lợi ích về chi phí, sự tiện lợi mà nó đem lại. Đặc biệt ngoài các thành phố lớn thì cũng bắt đầu manh nha xu thế này cho các trung kinh

tế cấp vùng hoặc cấp tỉnh.

Sự giao thoa trong văn hóa với sự xâp nhập của trào lưu văn hóa Á Đông cũng như Âu Mỹ, sự chuyển đổi cơ cấu ngành nghề của nền kinh tế cũng có tác động rất lớn tới các đơn vị trong nghành xây dựng và dịch vụ.

Xét các gia đình Việt Nam hiện nay đa phần là các gia đình cơ bản gồm bố mẹ và con cái nhưng cũng không thiếu gia đình có từ 5 đến 7 thành viên điều này cũng ảnh hưởng việc thiết kế căn hộ. Thêm nữa Việt Nam là một nước đa tôn giáo và rất nhiều tín ngưỡng dân gian do đó rất quan trọng tới phong thủy hoặc hướng nhà, trong

đa phần các căn nhà cũng phải có một không gian tâm linh.

Xu hướng hoạt động của người Việt cũng có các điểm đặc biệt như ưa vận động,

nhất là các cụ cao tuổi thường dành nhiều thời gian buổi sáng cho thể dục. Thói quen vận động này cũng ảnh hưởng tới thiết kế không gian sống quanh các khu nhà cũng như nhu cầu chi tiêu cho các sản phẩm thể thao.

3.3.1. d. Yếu tố tự nhiên

Thời tiết luôn là một thách thức với ngành xây dựng, việc thi công công trình ở một nước có độ ẩm lớn, nhiệt độ cao và mưa nhiều như Việt Nam luôn rất khó khăn. Đó là chưa kể tới Miền bắc nước ta bốn mùa rõ rệt và mỗi năm có trên dưới 10 trận bão lớn nhỏ cũng ảnh hưởng tới thiết kế, thời gian thi công và tuổi thọ công trình.

Việt Nam là một nước nhiệt đới, thời gian chiếu sáng ban ngày rất dài, điều này

cũng do thời gian ban ngày rất dài phù hợp với các môn thể thao ngoài trời như cầu lông phát triển.

Vị trí địa lý của Bắc Giang cũng rất đặc thù khi cách đều các trung tâm kinh tế miền bắc như Hà Nội, Bắc Ninh, Hài Phòng, Quảng Ninh, cửa khẩu Lạng Sơn. Còn Thái Nguyên ngoài việc là trung tâm kinh tế tây bắc còn là đất Thép của Việt Nam rất thuận lợi cho các ngành xây dựng và cơ khí.

3.3.1. e. Yếu tố công ngh ệ

Hiện nay là kỷ nguyên của công nghệ. Các yếu tố kỹ thuật đi vào mọi khía cạnh

của cuộc sống. Với các kỹ thuật hiện đại cho phép sản xuất các sản phẩm tốt hơn với thời gian ngắn hơn.

Trong ngành xây dựng thì các công nghệ ra đời giúp giảm thời gian xây dựng, tăng tuổi thọ công trình cũng như có các cách sử dụng nguồn nguyên vật liệu mới. Mà trong thi công xây dựng thì chất lượng và thời gian thi công là hai yếu tố đặc biệt

quan trọng, ảnh hưởng tới thế mạnh kinh doanh. Ngoài ra việc bùng nổ kỷ nguyên số, mạng xã hội... cũng làm thay đổi cách tiếp cận khách hàng theo cách truyền thống.

Tương tự với ngành xây dựng thì phương thức sản xuất các mặt hàng cơ khí, cầu lông cũng thay đổi nhanh chóng. Ví như việc máy móc thay thế cho nhân công trực tiếp hay nguồn nguyên vật liệu mới cũng tác động tới tình hình kinh doanh của đơn vị. Các thay đổi kỹ thuật này thường có thể dễ dàng tìm kiếm cách sản xuất

Một phần của tài liệu 304 hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần tập đoàn tiến bộ,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w