5. Kết cấu của khóa luận
4.5. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu sắp tới
4.5.1. Hạn chế của nghiên cứu
Với việc nghiên cứu môi trường kinh doanh của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ. Cùng
thiện hơn công tác hoạch định chiến lược cho tập đoàn này. Mục tiêu ban đầu của khóa luận đã được hoàn thành. Tuy nhiên bài nghiên cứu vẫn có tồn tại các hạn chế như: Chiến lược được nhận định mang tính chủ quan, việc quan sát thực tế tại công ty cũng chưa toàn diện, các dữ liệu về CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ cũng chưa đầy đủ... do nội quy của công ty cũng như các khó khăn khách quan về không giạn, thời gian.
4.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo
Các hướng nghiên cứu tiếp theo sẽ là đi sâu vào Tổ chức, điều khiển, kiểm soát chiến lược kinh doanh tại CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ. Như ta đã biết việc hoạch định là việc làm ở quá khứ để chuẩn bị cho hiện tại hoặc tương lai. Việc môi trường luôn vận động thì chiến lược không thể cứng nhắc mà phải luôn điểu chỉnh nếu không đem
KẾT LUẬN
Các lý thuyết quản trị về chiến lược ra đời đã giúp các công ty lựa chọn ra chiến
lược kinh doanh thích hợp. Cùng với sự đa dạng các học thuyết về quản trị chiến lược
thì việc áp dụng vào thực tiễn ở Việt Nam không còn là vấn đề mới. Trong thực tế khi hoạch định chiến lược một doanh nghiệp sẽ áp dụng một hoặc một vài học thuyết
mà họ cho là phù hợp nhất.
Tuy nhiên do hạn chế của mỗi doanh nghiệp thì không phải khi nào áp dụng các
mô hình hoạch định cũng cho ra kết quả tốt. Đặc biệt với môi trường kinh doanh nhiều thay đổi như hiện nay việc lựa chọn sai chiến lược rất phổ biến. Điều đó đã góp
phần không nhỏ vào con số hơn 90 ngàn doanh nghiệp giải thể năm 2018. Chính vì lý do trên em thực hiện đề tài này xét một công ty cụ thể là CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ để đánh giá tình hình hoạch định chiến lược của doanh nghiệp Việt Nam hiện tại ra sao.
Nội dung chính của khóa luận là việc tìm hiểu các mô hình hoạch định chiến lược thông dụng trên thế giới và Việt Nam. Xác định tính hiệu quả của mỗi phương pháp. Sau đó đặt tình hình thực tế hoạch định chiến lược của CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ cho giai đoạn 2018-2020 vào để xét xem doanh nghiệp này đã làm được những gì, những gì còn hạn chế. Qua đó rút ra những giải pháp cụ thể để hiệu quả công tác hoạch định chiến lược tại CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ cho kết quả tốt nhất.
Theo như kết quả cho thấy tại công ty này việc hoạch định chiến lược khá được
chú trọng. Họ áp dụng nhiều phương pháp thông dụng để hoạch định chiến lược khá chi tiết, cụ thể đủ cho cả 3 cấp độ là cấp doanh nghiệp, cấp đơn vị kinh doanh và cấp chiến thuật. Đây là điều khá tích cực đối với một doanh nghiệp thuộc khối tư nhân. Cơ sở dữ liệu của công ty sử dụng cũng khá đa dạng và đầy đủ, đặc biệt mang tính cấp nhật rất cao. Tuy nhiên CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ cũng mắc phải một số sai sót mà đa phần doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện nay đều mắc phải. Đó là chưa tính tới hoặc xem nhẹ các xu thế toàn cầu hóa cũng như áp dụng các công nghệ tiên tiến vào quản lý. Đây là các thiếu sót khá đáng tiếc khi kỉ nguyên của vạn vật kết
Ở cuối khóa luận này cũng nêu ra năm phương thức mà CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ đang dùng để hoàn thiện công tác hoạch định của họ. Em cũng đưa ra cho họ sáu biện pháp có thể dùng để nghiên cứu thực hiện nhằm hạn chế các khuyết điểm của công tác hoạch định họ đang gặp phải. Cũng như nêu ra một vài kiến nghị đối với cơ quan chức năng để môi trường kinh doanh cải thiện tích cực hơn, hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghệp.
Tuy đã cố gắng nhưng do những hạn chế về trình độ và thời gian nên có một số vấn đề tìm hiểu chưa thấu đáo, còn nhiều thiếu sót hoặc phương thức diễn đạt chưa hợp lý. Em rất hy vọng nhận được sự góp ý của quý thầy cô để nội dung khóa luận này càng hoàn thiện hơn, kết quả thu được sẽ có ý nghĩa lớn hơn cho CTCP Tập Đoàn
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] A. D. J. Chandler, Scale and Scope: The Dynamics of Industrial Capitalism, Cambridge: The Belknap Press of Harvard University Press, 1990.
[2] J. B. Quinn, Strategies for change: logical incrementalism, Michigan: McGraw-
Hill Inc, 1980.
[3] K. S. G. Johnson, Exploring Corporate Strategy, Glasgow: Longman Higher Education Division, 2000.
[4] F. R. David, Strategic Management: Concepts and Cases, Prentice Hall, 2006. [5] M. E. Porter, Ser Competitivo, Ediciones Deusto, 2009.
[6] W. J. Barber, A History of Economic Thought, Wesleyan University Press, 2009.
[7] M. E. Porter, Lợi thế cạnh tranh, Nhà xuất bản Trẻ, 1985.
[8] E. M. Rasiel, Phương pháp McKinsey, Nhà Xuất Bản Trẻ, 2008. [9] P. Kotler, Marketing Management, Pearson Prentice Hall, 2009.
[10] "tienbo.vn," Tiến Bộ Group, 2010. [Online]. Available: http://tienbo.vn/gioi- thieu/. [Accessed 1 May 2019].
[11] T. B. Group, "Bản cáo bạch," Thái Nguyên, 2018. [12] "Điều lệ CTCP tập đoàn Tiến Bộ," Thái Nguyên, 2017. [13] C. T. đ. T. Bộ, "Bản công bố thông tin," Thái Nguyên, 2019.
[14] P. V. Thái, "Báo Cáo Đại Hội Đồng Cổ Đông," Thái Nguyên, 2018.
[15] Đ. M. Minh Anh, "Thời báo tài chính Việt Nam," 4 January 2019. [Online]. Available: http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thoi-su/2019-01 -04/kha- thi-
voi-muc-tieu-lam-phat-nam-2019-khoang-muc-4-66240.aspx. [Accessed 1 May 2019].
Thực hiện: Dương Ngọc Thanh
Đơn vị: Thực tập sinh phòng tài chính
Họ và tên người được phỏng vấn: Phùng Văn Bộ Chức vụ: Chủ tịch hội đồng quản trị Tien Bo Group
Tôi xin chân trọng cảm ơn ông đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này. Để tạo điều kiện giúp sinh viên trường Học viện Ngân Hàng có thể hiểu một cách đầy đủ và chính xác hoạt động hoạch định chiến lược của quý công ty. Xin ông vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
Câu 1: Theo như tôi đã tìm hiểu, doanh nghiệp mình hoạt động trên đa lĩnh vực. Vậy
đâu là hoạt động chính thưa ông? Mục tiêu cho giai đoạn kinh doanh sắp tới của công
ty là gì ?
Câu 2: Công ty đã đặt ra những mục tiêu rất cụ thể tới năm 2020, và sau gần 1 năm thực hiện công ty đã đạt được những gì và đã gặp phải những khó khăn gì ? Trong năm tới, công ty có ý định thay đổi chiến lược mà mình đã vạch ra hay không ?
Câu 3: Ông hãy vui lòng cho biết chu kỳ hoạch định chiến lược của Tiến Bộ là bao lâu ? Thường do ai khởi xướng và bộ phận nào thực hiện?
Câu 4: Ông có đánh giá gì về môi trường kinh doanh hiện nay? Theo ông, thì sắp tới Tiến Bộ có thể gặp cơ hội hay đối mặt thách thức gì ?
Thực hiện: Dương Ngọc Thanh
Đơn vị: Thực tập sinh phòng tài chính
Họ và tên người được phỏng vấn 1 :Phùng Thị Nam Họ và tên người được phỏng vấn 2 :Thân Thanh Dũng Chức vụ: Phó TGĐ Tien Bo Group
Tôi xin chân trọng cảm ơn ông/bà đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn này. Để tạo điều kiện giúp sinh viên trường Học viện Ngân Hàng có thể hiểu một cách đầy đủ và chính xác hoạt động hoạch định chiến lược của quý công ty. Xin ông/bà vui lòng trả lời một số câu hỏi sau:
Câu hỏi cho bà Phùng Thị Nam:
Câu 1: Theo như tôi được biết bà là phó TGĐ phụ trách mảng kinh doanh cầu lông của công ty. Bà có thể cung cấp một vài điểm mạnh của thương hiệu cầu lông Tiến Bộ so với các nhãn hàng khác hay không?
Câu 2: Bà có tham gia vào công tác hoạch định chiến lược của công ty hay không? Theo bà quy trình hoạch định hiện tại còn điều gì bất cập không? Và hướng giải quyết
các bất cập đó là gì ?
Câu 3: Việc bà chỉ phụ trách một mảng kinh doanh thì việc tham gia hoạch định chiến
lược cho cả doanh nghiệp có khó khăn gì không, bà có nhận thấy điểm tích cực nào của việc này không ?
Câu hỏi cho ông Thân Thanh Dũng:
Câu 4: Với cương vị phó tổng giám đốc phụ trách về tài chính, đầu tư. Ông có nhận xét gì về việc các ngân hàng thương mại siết chặt cho vay với lĩnh vực bất động sản?
Chỉ tiêu Điểm
Môi trường bên ngoài
Thay đổi chính trị pháp luật Cải cách hành chính
Tăng trưởng kinh tế Lạm phát
Thu nhập bình quân Lãi suất tín dụng Xu thế toàn cầu hóa Xu hướng tiêu dùng Môi trường tự nhiên Thay đổi về công nghệ
Tăng trưởng ngành bất động sản Áp lực từ khách hàng
Áp lực từ nhà cung cấp Áp lực từ đối thủ
Rào cản gia nhập và rút khỏi ngành Các sản phẩm thay thế
Câu 5: Tại sao Tiến Bộ lại chọn đầu tư vào Bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở cho người thu nhập thấp? Ông đánh giá ra sao về triển vọng thị trường bất động sản
Thái Nguyên và Bắc Giang ?
Câu 6: Với tư cách một doanh nghiệp bất động sản ông có điều gì mong mỏi đến từ các chính sách của nhà nước hay không?
Xin cảm ơn ông/bà vì đã trả lời phỏng vấn.
Đối tượng: Ban Giám Đốc, Các trưởng phòng tài chính, kế toán, marketing CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ
Ông (bà) vui lòng đánh giá mức độ quan trọng của các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh sau đây với CTCP Tập Đoàn Tiến Bộ. Với mức thấp nhất là 0 (không quan trọng) và cao nhất là 10 (Đặc biệt quan trọng). Xin cảm ơn!
Đãi ngộ nhân lực Chi phí đào tạo Các chỉ tiêu tài chính Hoạt động marketing Văn hóa doanh nghiệp Công nghệ
Định hướng và phát triển sản phẩm Quy trình kiểm soát chất lượng Định hướng thị trường mục tiêu Đa lĩnh vực
Hệ thống thông tin nội bộ Yeu tố khác: