Nhóm giải pháp về an toàn giao thông

Một phần của tài liệu 231 giải pháp phát triển dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đường sắt tại việt nam (Trang 65 - 67)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.2.2 Nhóm giải pháp về an toàn giao thông

Mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện đang có tổng số chiều dài 3.143 km, với 612 km đường ga và đường nhánh. Hiện nay còn t rên 5.700 giao cắt giữa đường sắt và đường bộ. Trong đó, chỉ có trên 1.000 giao cắt có phép, số còn lại khoảng 4.000 là lối đi mà người dân tự mở, điều đó làm tiềm ẩn nguy cơ rất cao về tai nạn. Tai nạn giao thông đường sắt vẫn luôn thường trực bởi ngoài thực trạng hệ thống đường sắt còn cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống đầu máy, toa xe cũ, nhiều chủng loại với tuổi đời bình quân khoảng 30 năm; công nghệ khai thác vận hành, sửa chữa vẫn còn nhiều hạn chế .

Vì thế để đảm bảo an toàn giao thông, tránh xảy ra những vụ tai nạn không đáng có cần:

Cần xây dựng kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động bảo trì phương tiện đường sắt và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn, và hoạt động liên tục khi tàu chạy. Rà soát và bổ cứu kịp thời trang thiết bị phục vụ

chạy tàu, phục vụ hành khách. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an oàn giao thông đường sắt đối với các cá nhân có nhiệm vụ trực tiếp làm công tác chạy tàu của các đơn vị trong khu vực như: trực ban chạy tàu, nhân viên dồn gác ghi, nhân viên gác đường ngang...

Cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong cả nước, các đơn vị đường sắt tỏng khu vực để thực hiện kế hoạch bảo vệ an toàn giao thông, an toàn cho hành khách và kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm pháp.

Tăng cường triển khai công tác cứu hộ cứu nạn để giảm thiếu tối đa những tai nạn giao thông đường sắt. Phải xây dựng những phương án và kịch bản cứu hộ chi tiết, cụ thể cho riêng từng ga khi có sự cố, tai nạn đường sắt. Cùng với đó, thường xuyên rà soát, cập nhật bổ sung kịp thời các vị trí mà phương tiện cứu hộ đường bộ để có thể tiếp cận hiện trường để kịp thời đáp ứng công tác cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết. Thường xuyên tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức diễn tập kỹ năng tác nghiệp cứu hộ cho lực lượng cứu hộ của đơn vị quản lý để phục vụ công tác cứu hộ nhanh chóng đảm bảo an toàn.

Cần đẩy mạnh công tác, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông trong đó tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc; khách hàng đi tàu... bằng hình thức trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng như mạng xã hội, phát thanh, truyền hình, báo , pano, tờ rơi., để mọi người tự giác chấp hành. Đan xem thêm lý thuyết kiến thức về loại hình đường sắt trong các giờ học đồng thời thanh tra và kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Không ngừng nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội về tầm quan trọng của hành lang an toàn giao thông đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương và pháp luật về việc giữ gìn trật tự an toàn hành lang đường sắt. Đưa Luật Đường sắt và các văn bản về các quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đảmbảo trật tự an toàn giao thông đường sắt nói riêng và giao thông nói chung vào thực tế hoạt động trong lĩnh vực đường sắt. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, báo chí, các cơ quan thông tấn, thực hiện thường

xuyên, kiên trì và liên tục.. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, để mọi người tự giác chấp hành

Một phần của tài liệu 231 giải pháp phát triển dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đường sắt tại việt nam (Trang 65 - 67)

w