Nhóm giải pháp về phát triển vận tải

Một phần của tài liệu 231 giải pháp phát triển dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đường sắt tại việt nam (Trang 71 - 72)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN

3.2.6 Nhóm giải pháp về phát triển vận tải

Một trong những cách giúp vận tải đường sắt thoát ra khỏ thời gian khó khăn để phát triển đó chính là đề ra những biện pháp để thu hút và hấp dẫn khách hàng. Marketing là một lĩnh vực rất quan trọng trong vận tải đường sắt, điều này được ngành rất quan tâm. Các hoạt động liên quan đến khảo sát thị trường, chính sách giá hay tham dò ý kiến khách hàng nhằm nâng cao và đẩy mạnh chất lượng dịch vụ đều nằm trong chính sách marketing. Marketing đã tạo ra những kết quả rất khả quan đối với ngành đường sắt nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ những yêu cầu, vai trò và nhiệm vụ mà ngành vận tải này đặt ra với công tác này. Hoạt động Marketing chủ yếu dừng lại ở nghiên cứu và áp dụng đối với vận tải trong nước cần phát triển và áp dụng cho thị trường chuyên chở hàng hóa xuất nhập khẩu quá cảnh đồng thời áp dụng hợp lý các giải pháp marketing trong thị trường này.

Khi marketing rất cần thiết để phổ biến các thông tin quan trọng đến khách hafmg, trao đổi các thông tin với nhau về những vấn đề trong hoạt động cung ứng dịch vụ, trong đó nổi bật và chú trọng về chuyên chở hỗn hợp và chuyên chở bằng container. Không dừng lại ở đó, cần quản lý toàn bộ thông tin là tạo thành một hệ thống thông tin của toàn bộ ngành đường sắt bao gồm khách hàng, thông tin cơ quan quản lý để trước tiên là liên kết với cơ quan hải quan.

Về phát triển vận tải, xây dựng hệ thống phí và giá phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của hành khách làm công cụ điều tiết chính sách vĩ mô giúp định hướng phát triển đường sắt Việt Nam. Giá thành cũng là một điểm hạn chế trong ngành vận tải đường sắt. Gía bị đánh giá là còn cao chưa tương xứng với chất lượng phục vụ, Chính vì thế nên ban quản lý ngành và bộ trưởng nên thống nhất bàn bạc

về các loại chi phí, gỉam tối đa chi phí hoạt động nhằm hạ giá thành tăng khả năng cạnh tranh. Xây dựng chính sách phí và giá cước để thúc đẩy liên vận đường sắt quốc tế. Bước đầu ngành đường sắt Việt Nam cần phải xây dựng cho mình một chính sách giá cước phù hợp, minh bạc, công khai đồng thời cũng phải linh hoạt và phù hợp với các kế hoạch.

Hoàn thiện vận tải và dịch vụ hỗ trợ đường sắt để chiếm lại thì phần, tạo ra lợi thế để cạnh tranh với các phương thức vận tải khác trong hệ thống logistics.

Liên tục kiểm tra chất lượng của dịch vụ, chất lượng phương tiện vận tải để đảm bảo an toàn, chất lượng đặc biệt nhất là đối với vận tải hành khách.

Vận tải đường sắt liên vận quốc tế cũng góp phần quan trọng trong sự phát triển của đường sắt Việt Nam. Trong thời gian tới, Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi cơ cấu luồng hàng trao đổi với Trung Quốc, các mặt hàng mới như hải sản, công nghiệp nhỏ, nông sản sẽ đòi hỏi và yêu cầu khắt khe hơn. Điều này sẽ được giải quyết tốt khi hàng hóa được vận chuyển bằng container, trong đó đặc biệt là container đông lạnh chuyên phục vụ chở các loại hàng mau hỏng, hải sản. Vì vậy cần nhanh chóng thực hiện container hóa vận tải đường sắt, đẩy mạnh lĩnh vực này giúp tối ưu lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và đưa vào sử dụng nhiều hơn trong thị trường vận tải đa phương thức.

Trong tương lai khi đã triển khai và đưa vào hoạt động thành công nhiều tuyến liên vận mới như tuyến đường sắt Asean, tuyến đường sắt xuyên Á, lúc đó việc xuất nhập khẩu, chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt sẽ phát triển và có nhiều khởi sắc.

Một phần của tài liệu 231 giải pháp phát triển dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đường sắt tại việt nam (Trang 71 - 72)

w