6. Kết cấu của luận văn
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN
3.2.1. Nhóm giải pháp về vốn
Có thể thấy đường sắt là ngành vận tải xương sống không những trong hệ thống logistics mà còn cả của quốc gia, do đó cần được nâng cao chú trọng và đầu tư để từ đó phát triển kinh tế đất nước. Phân bổ vốn nhà nước hợp lý, có cơ chế, chính sách cụ thể để huy động tối đa các nguồn vốn từ các nguồn lực kinh tế trong và ngoài nước như vốn ODA, trái phiếu chính phủ, các nguồn vốn ưu đãi từ chính phủ các nước... Giành nguồn vốn ODA để đầu tư các trang thiết bị hiện đại, phục vụ cho sản xuất và vận hành..
Đường sắt vay trái phiếu chính phủ đề đầu tư cơ sở hạ tầng ngành đường sắt, kích thích tăng trưởng. Nợ sẽ được nhà nước trả thông qua nguồn vốn sự được bố trí hàng năm và. Bên cạnh đó cũng cho phép ĐSVN vay tín dụng thương mại bằng hiện vật của nhà nước ví dụ như ghi, ray, các thiết vị chuyên dụngnhằm đầu tư cơ sở hạ tầng. Tranh thủ các nguồn vốn ODA huy động được để tái đầu tư và nâng cấp hạ tầng, khác phục những thiết bị cở còn kém chất lượng đồng thời đầu tư thêm vào các tuyến đường sắt lien vận quốc tế cũng như là toàn bộ hệ thống đường sắt trong nước.. Ngoài ra thông liên doanh, BOT hay liên kết để xin thêm các nguồn vốn đầu tư và cần đề ra những chiến lược hay chính sách rõ rang, cụ thể để thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài vào hạ tầng ĐSVN. Bên cạnh vốn tín dụng thì ĐSVN cũng đang rất tích cực và đang trong quá trình cổ phần hóa. Gần đây, chính sách “BOT (Xây dựng - Khai thác - Chuyển giao)” cũng đang được tổng công ty sử dụng trong nội bộ nhằm khuyến khích toàn bộ đơn vị, các cấp nhân viên, cán bộ trong nội bộ ngành cùng góp vốn để đầu tư vào các dự án cần thiết trong sản xuất và sẽ được thu phí sử dụng- khai thác hay chuyển giao cho Tổng công ty sau thời gian nhất
1 Thủ tướng Chính Phủ. (2015). “Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020”
định. Đây được xem là một sự sang tạo và được các cán bộ nhân viên vô cùng đồng long ủng hộ.
Để khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia vào xây dựng đầu tư kết cấu hạ tầng đường sắt qua việc nhượng quyền kinh doanh, phát hành trái phiếu công trình, linh doanh... nhà nước cần xây dựng và ban hành các cơ chế xã hội.
Khi kêu gọi các nguồn vốn đầu tư bên ngoài nhà nước cần xác định rõ cụ thể hạng mục nào, đồng thời cũng cần xác định rõ đường sắt quốc gia nói riêng và hạ tầng đường sắt nói chung vẫn phải là các hạng mục được nhà nước đầu tư, phải linh hoạt khi nhượng quyền khai thác hay là giao hoặc thuê cho các tư nhâncó một ví dụ đơn gairn về gaiir pháp này đó chính là tuyến đường Hà Nội- Vinh, ở đó có khoảng 80% là nhà nước đầu tư, 20 % còn lại các tư nhân có thể sẽ đầu tư them về trang thiết bị, máy móc và khai tahsc một số các nhà ga quan trọng.
Có cơ chế rõ ràng để giúp đỡ các cơ sở công nghiệp đường sắt nhập khẩu máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến, hình thành các khu công nghiệp hỗ trợ lắp ráp máy móc, trang thiết bị, đầu máy, các phụ kiện đường sắt. tường bước thay thế các trang thiết bị lạc hậu, cũ kỹ, có công suất nhỏ gây ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống đường sắt
3.2.2 Nhóm giải pháp về an toàn giao thông
Mạng lưới đường sắt Việt Nam hiện đang có tổng số chiều dài 3.143 km, với 612 km đường ga và đường nhánh. Hiện nay còn t rên 5.700 giao cắt giữa đường sắt và đường bộ. Trong đó, chỉ có trên 1.000 giao cắt có phép, số còn lại khoảng 4.000 là lối đi mà người dân tự mở, điều đó làm tiềm ẩn nguy cơ rất cao về tai nạn. Tai nạn giao thông đường sắt vẫn luôn thường trực bởi ngoài thực trạng hệ thống đường sắt còn cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống đầu máy, toa xe cũ, nhiều chủng loại với tuổi đời bình quân khoảng 30 năm; công nghệ khai thác vận hành, sửa chữa vẫn còn nhiều hạn chế .
Vì thế để đảm bảo an toàn giao thông, tránh xảy ra những vụ tai nạn không đáng có cần:
Cần xây dựng kế hoạch tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động bảo trì phương tiện đường sắt và kết cấu hạ tầng nhằm đảm bảo an toàn, và hoạt động liên tục khi tàu chạy. Rà soát và bổ cứu kịp thời trang thiết bị phục vụ
chạy tàu, phục vụ hành khách. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra công tác đảm bảo an oàn giao thông đường sắt đối với các cá nhân có nhiệm vụ trực tiếp làm công tác chạy tàu của các đơn vị trong khu vực như: trực ban chạy tàu, nhân viên dồn gác ghi, nhân viên gác đường ngang...
Cần chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương trong cả nước, các đơn vị đường sắt tỏng khu vực để thực hiện kế hoạch bảo vệ an toàn giao thông, an toàn cho hành khách và kịp thời ngăn chặn các hành vi phạm pháp.
Tăng cường triển khai công tác cứu hộ cứu nạn để giảm thiếu tối đa những tai nạn giao thông đường sắt. Phải xây dựng những phương án và kịch bản cứu hộ chi tiết, cụ thể cho riêng từng ga khi có sự cố, tai nạn đường sắt. Cùng với đó, thường xuyên rà soát, cập nhật bổ sung kịp thời các vị trí mà phương tiện cứu hộ đường bộ để có thể tiếp cận hiện trường để kịp thời đáp ứng công tác cứu nạn, cứu hộ khi cần thiết. Thường xuyên tổ chức huấn luyện nghiệp vụ, tổ chức diễn tập kỹ năng tác nghiệp cứu hộ cho lực lượng cứu hộ của đơn vị quản lý để phục vụ công tác cứu hộ nhanh chóng đảm bảo an toàn.
Cần đẩy mạnh công tác, phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, cho tất cả mọi người khi tham gia giao thông trong đó tập trung vào các đối tượng trẻ em, thanh thiếu niên, đội ngũ nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu, người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trên toàn quốc; khách hàng đi tàu... bằng hình thức trực tiếp và trên các phương tiện thông tin đại chúng như mạng xã hội, phát thanh, truyền hình, báo , pano, tờ rơi., để mọi người tự giác chấp hành. Đan xem thêm lý thuyết kiến thức về loại hình đường sắt trong các giờ học đồng thời thanh tra và kiểm tra xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Không ngừng nâng cao nhận thức của toàn thể xã hội về tầm quan trọng của hành lang an toàn giao thông đường sắt; lập lại trật tự, kỷ cương và pháp luật về việc giữ gìn trật tự an toàn hành lang đường sắt. Đưa Luật Đường sắt và các văn bản về các quy phạm pháp luật liên quan đến công tác đảmbảo trật tự an toàn giao thông đường sắt nói riêng và giao thông nói chung vào thực tế hoạt động trong lĩnh vực đường sắt. Yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền các cấp, các đoàn thể, các tổ chức chính trị, xã hội, báo chí, các cơ quan thông tấn, thực hiện thường
xuyên, kiên trì và liên tục.. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ, đường sắt, để mọi người tự giác chấp hành
3.2.3 Nhóm giải pháp về phát triển công nghệ
Trên thế giới có rất nhiều nước có ngành đường sắt phát triển. Vì vậy, tăng cường nghiên cứu và học tập kinh nghiệm của các nước có hệ thống đường sắt phát triển là rất cần thiết. vì vậy nhà nước cũng đang tạo mọi điều kiện để có thể liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước với mục đích huy động vốn, trao đổi học hỏi kinh nghiệm quản lý, chuyển giao công nghệ. Không chỉ vậy, nhà nước cũng đang khuyến khích mở rộng công nghiệp, tập trung sản xuất các sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.
Ban hành các chính sách quy định nhằm giúp đường sắt Việt Nam tiếp cận được với khoa học công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Đồng thời, cần có cơ chế đặc thù khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặt biệt là các tập đoàn đường sắt có thương hiệu nổi tiếng trên thế giới tham gia đầu tư phát triển công nghiệp đường sắt.
Khuyến khích áp dụng những thành tựu khoa học, vật liệu mới, phương pháp mới, công nghệ mới, sự tiên tiến trong các nghiên cứu đào tạo để cải tiến và xây dựng bảo trì cơ sở hạ tầng đường sắt. Đồng thời chú trọng việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập và xử lý thông tin khách hàng, các hoạt động cần sử dụng đến công nghệ thông tin, đề cao chất lượng công tác quản lý và tiêu chuẩn hóa các sản phẩm.
Về sửa chữa bảo dưỡng, cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu sâu, bổ sung chế tạo kết cấu hạ tầng mới như tà vẹt, phụ kiện đàn hồi. Cần tập trung nghiên cứu, áp dụng chuyển giao công nghệ mới để sản xuất một số phụ kiện phụ tùng quan trọng của đầu máy, toa xe có yêu cầu kỹ thuật công nghệ cao
Xây dựng trung tâm nghiên cứu phát triển công nghiệp đường sắt. Nghiên cứu những ứng dụng các sản phẩm của cuộc Cách mạng công nghệ khoa học vào đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đường sắt, tiến tới thực hiện điều hành chạy tàu theo công nghệ hiện đại 4.0
Cần nâng cao trình độ cán bộ công nhân trong ngành đường sắt, bởi họ cần được học tập để có một trình độ công nghệ tương đối cao mới có thể quản lý được
vận tải đường sắt phát triển theo hướng hiện đại hóa. Có trình độ công nghệ cơ khí cao để có thể tiếp nhận công nghệ hiện đại của ngành đầu máy, toa xe và tự đóng mới đầu máy toa xe. Công nhân trong ngành đường sắt cũng cần có trình độ công nghệ điện tử ở mức trung bình cao để tự động hóa phần lớn công nghệ tổ chức chạy
Cần nghiên cứu để đưa ra các tiêu chuẩn về thông tin tín hiệu như đóng và kháo đường tự động, hệ thống tín hiệu đướng sắt, bổ sung nhiều chương trình tin học háo trong việc quản lý điều hành vận tải.
3.2.4 Nhóm giải pháp về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
Đầu tiên để có một đội ngũ nhân viên tốt thì phải có những người lãnh đạo giỏi. Chính vì thế đào tạo cho cấp lãnh đạo về chuyên môn quản lý sẽ rất quan trọng. Cần có những chiến lược xây dựng đội ngũ ngũ cán bộ dài hạn và luôn sẵn sàng có những phương án nhằm hỗ trợ cho hoạt động của công cuộc đào tạo. Không ngững đào tạo nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ và của các cấp, xuống các hệ rồi tới các ngành. Trình độ về lý luận, về chuyên môn và về kỹ năng quản lý là 3 nội dung chính luôn luôn nằm trong các kế hoạch đòa tạo Với mục đích hiện đại hóa, tạo ra nguồn lực mới chúng ta cần kết hợp với đào tạo để bên ngoài nước như thế mới dễ dàng đổi mới và học tập. Đa dạng hóa các phương pháp đào tạo bao gồm có đào tạo tại chỗ hay đào tạo ở trường lớp các học viện, kết hợp giữa tự đào tạo của cá nhân vàđào tạo ngành. Hệ thống ĐSVN cũng nên bổ sung thêm đội ngũ chuyên gia tư vấn hướng dẫn- những người có chuyên môn cao để giúp công tác quản lý vận tải kinh doanh được hiệu quả hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực liên vận quốc tế.
Trước khi phân bổ vị trí, đề bạt hoặc là phân chức cần phân loại thật kĩ để tránh những sự hiếu sót về trình độ khi làm việc. Phải có yêu cầu các đơn vị, các cá nhân trước khi bổ nhiệm các vị trí phải đi học một lớp, một khóa về chuyên môn quản lý, thời gian học và chương trình học thì phụ thuộc vào vị trí được phân bổ. Các vị trí, cá nhân đang nhiệm chức phải thường xuyên tham gia các lớp đào tạo đều đặn được tiến hành hàng năm với mục đích là bổ sung thêm những kiến thức chuyên môn mới, nắm bắt và cập nhật thêm những thông tin quan trọng về diễn biến chính trị, kinh tế, và xã hội. ĐSVN nên có những kế hoạch và dự án cụ thể, các
dự án có mục tiêu là liên kết với các trường đại học để đào tạo ra một đỗi ngũ trẻ, đầy đủ kiến thức chuyên môn, khi ra trường sẽ phục vụ luôn cho ngành.
Cần tạo ra sự đổi mới trong công tác tư tưởng của các cấp, của các đơn vị sự sự quan trọng cũng như là cần thiết của yêu cầu ứng dụng đổi mới công nghệ vào trong Ngành để ngành ĐSVN vươn tầm ra quôc tế, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế và dễ dàng tham gia vào quá trình hội nhập.
Có kế hoạch cụ thể trong việc đào tạo nguồn nhân lực. Lao động ở Việt Nam tuy nhiều nhưng chất lượng chưa được tốt vì vậy cần có những kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực dồi dào này. Bên cạnh đó để đào tạo tốt nguồn nhân lực thì nhà nước cần có những chính sách để khuyến khích và thu hút các nhà chuyên môn giỏi trong lĩnh vực giao thông vận tải đường sắt. Chú trọng đào tạo các lĩnh vực mới trong ngành đường sắt như đường sắt tốc độ cao, đường sắt điện khí hóa, đường sắt đô thị.
Cơ sở vật chất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo nhân lực, vì vậy cần tân trang cải tạo lại cơ sở vật chất, đổi mới chương trình và bổ sung them nhiều hình thức đào tạo. Nâng cao công tác xã hội trong đào tạo cũng là một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ nhân lực, cải thiện chất lượng nâng cao thị phần đường sắt.
Hơn nữa cần có chính sách tiền lương rõ ràng đãi ngộ với người lao động trong lĩnh vực đường sắt nhất là lao động ở những vùng khó khăn như vùng sâu vùng xa.
Có những chỉ tiêu cụ thể đào tạo ở nước ngoài về chuyên ngành đường sắt.
3.2.5 Nhóm giải pháp về cơ sở hạ tầng
Cơ sở vật chất là một yếu tố rất quan trong ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của các phương thức vận tải, đối với đường sắt liên vận quốc tế thì yếu tố này lại càng quan trọng khi mà lĩnh vực này đang cần cơ sở hạ tầng để phát triển và nâng cao sức cạnh tranh.
Ở Việt Nam kết cấu hạ tầng đướng sắt còn có chất lượng thấp, vì vậy đây là một vấn đề cần được ưu tiên để cải cách và phát triển. Kết cấu hạ tầng đường sắt cần đi trước một bước, hợp lý, nhanh, đồng bộ, kết hợp với khoa dọc hiện đại tiên tiến để phát triển bền vững tạo thành động lực phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Dựa vào sự nghiên cứu kinh nghiệm phát triển VTĐS trên thế giới, Việt Nam đang hướng phát triển hệ thống này theo hướng hiện đại. cải thiện chất lượng, chi phí, tốc độ và sự an toàn, bởi vì đây là những điểm mạnh của ngành đường sắt nên phát huy những điểm mạnh này sẽ giúp phát triển ngành đường sắt hơn, tạo ra lợi thế cạnh tranh so với các ngành vận tải khác.
Để đưa đường sắt Việt nam trở thành một ngành vận tải quan trọng trong hệ thống logistics đồng thời vượt qua khó khăn thách thức cần phải xem xét từng tuyến đường. Mọi tuyến đường trong hệ thống đều cần đầu tư mới đáp ứng khổ tiêu chuẩn 1.435mm. Như vậy khi đó không chỉ đáp ứng nhu cầu nội bộ của nền kinh tế mà còn đưa đường sắt Việt Nam kết nối được với quốc tế. Tất cả cảng đặc biệt là các cảng nước sâu cần phải có đường sắt song song, thêm nữa áp sát cầu tàu thì mới đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi phí xếp dỡ, tạo kết quả tốt trong việc kéo giảm chi phí