Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu 231 giải pháp phát triển dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đường sắt tại việt nam (Trang 42)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

2.2.4. Cơ sở hạ tầng

2.2.4.1. Đường sắt

Đường sắt Việt Nam gồm có khổ tiêu chuẩn ( gồm có loại 1.000 mm và khổ 1.435 mm, khổ lồng là khổ bao gồm cả 1.435 và 1.000 mm. Trong đó thì có 85% trong tổng cộng các khổ đường là đường sắt khổ 1.000 mm chỉ phù hợp với toa xe cỡ nhỏ đây được xem như là một điểm hạn chế. Khổ đường 1.435 mm chiếm 6 %, còn lại 9 % là khổ lồng. Mật độ đướng ắt là khỏang 7,9km/1000km2. Đường chính tuyến có đặc tính kỹ thuật như sau:

HÌNH 2.1: BẢN ĐỒ ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

2.2.4.2. Cầu

Toàn ngành có 1767 cầu với tổng chiều dài lên đến 52.162,2m. Riêng cầu của tuyến Hà Nội- Tp. HCM đã chiếm gần 70% chiều dài cầu ở toàn hệ thống ĐSVN.

Đa số các cầu này đều đã trải qua một thời gian dài sử dụng do hình thành từ lâu đời, một phần nữa là bị tàn phá và hư hỏng nặng trong thời kì kháng chiến. Sau khi thống nhất đất nước, nhà nước dần khôi phục lại hệ thống đường sắt cũng như hệ thống cầu nhưng dầm thép được thay thế ở một vài nhịp cầu gây ảnh hưởng xấu đến tốc độ của tàu.

2.2.4.3. Hầm và cống

Hệ thống có 39 hầm với chiều dài 11.512m, trong đó không thể không nhắc đến tuyến Hà Nội- TP HCM có tổng chiều dài hầm 8.335m tương đương với 27 hầm.

Ngoài ra ở Việt Nam còn có 39 hầm xuyên núi chiều dài lên tới 11,5 km. Theo thời gian đa số các hầm cũng đang bị xuống cấp trầm trọng về chất lượng như bị dột nước và vỏ bị phong hóa ảnh hướng đến các tàu chạy qua. Tốc độ tàu khi qua hầm thường nhỏ hơn 30 km/h và một số trường hợp là nhỏ hơn 15 km/h.

Có tổng số 4860 cái cống với chiều dài là 71.439 m

2.2.4.4. Ga

Hệ thống ĐSVN có tổng 297 ga được phân làm 3 loại: loại lớn nhất là loại 1, loại 2 là loại trung bình và loại 3 là nhỏ nhất. Phần lớn các có hạ tầng cũ quy mô nhỏ từ 2 đường đến 3 đường, chiều dài của đường ga ngắn (có nhiều ga nhỏ hơn 325m), tạo ra trở ngại cho việc khai thác vận tải. Phần lớn kho ga, nhà ga có tiêu chuẩn còn thấp, chủ yếu là cấp IV, trang bị thì sơ sài (ga Hạ Long và ga Nình Bình là những ga hiện đang đáp ứng được quy chuẩn hiện hành do mới được xây dựng). Có nhiều công trình đã đến thời điểm quá hạn để sử dụng hoặc là sử dụng không còn an toàn nữa, con số lên đến 220 công trình (45.124 m2). Số ga chỉ có 2 đường đón gửi tàu là 35 ga, trong đó chỉ có 15 ga trên tuyến Hà Nội -Hồ Chí Minh. Một số ga thì chiều dài đường gửi hàng hay nhận hàng còn hạn chế, nhất là ga Sông Lũy, ga này dài 304m đường đón gửi (ước chừng khoảng 19 xe hàng hoặc 13 xe khách. Các ga của hệ thống đường sắt có cấu trúc rất đa dạng, thực hiện hai vai trò chính: thứ nhất là bốc dỡ hàng hóa và thứ hai là vận chuyển hành khách. Có đến gần 110000m2 diện tích sử dụng ga. Phần lớn các ga đều có quy mô nhỏ, hạ tầng còn cũ khiến cho việc khai thác vận tải trở lên khó khăn.

Đường sắt Việt Nam còn chưa đồng bộ quy hoạch để phục vụ các loại hàng hóa ví dụ là nông sản, mặt khác chưa có nhiều sự kết nối đường sắt và các nơi tập hợp hàng hóa, các cảng sông, cảng biển. Hệ thống ĐSVN hiện nay đang có 4 ga liên vận chuyên vận chuyển mặt hàng nông sản đó là các ga Lào Cai, ga Yên Viên, ga Đồng Đăng và cuối cùng là ga Hải Phòng. Cả 4 ga này thì đều tập chung ở miền Bắc, vì vậy cần triển khai quy hoạch một số ga liên vận quốc tế ở khu vực miền Nam và miền Trung.

2.2.4.5. Đường ngang

Toàn mạng lưới đường sắt ở Việt Nam có 1471 đường ngang hợp pháp, trong đó có 380 đường ngang cảnh báo tự động và 486 đường ngang biển báo. Ngoài con số đó thì cũng có 4172 lối do dân tự tạo không đảm bảo an toàn giao thông. Số liệu tính đến năm 2019 có 652 điểm chắn đường ngang.

2.2.4.6. Đầu máy, toa xe

Theo Tổng công ty đường sắt Việt Nam, hiện tại hệ thống đướng sắt đang có 282 đầu máy, hiện có 262 máy đang được khai thác sử dụng, trong đó số lượng máy cho khổ đường 1.000mm là 252 và có 10 máy cho khổ đường 1.435mm. Ngoài ra có 20 đầu máy đang tạm dừng khái thác sử dụng, số lượng đầu máy này đa số là đang bị hư hỏng và do được sản xuất từ lâu nên còn lạc hậu.

Ve toa xe, hiện nay hệ thống đường sắt đang quản lý 1.030 toa xe các loại.Từ các nguồn vốn đang có, nguồn vốn tín dụng, các toa xe khách thế hệ 2, toa xe 2 tầng và toa khách thượng hạng (VIP) đã được bổ sung đóng mới và khai thác hiệu quả trong hệ thống đường sắt Việt Nam

HÌNH 2.2: TOA XE KHÁCH 2 TẦNG THUỘC ĐƯỜNG SẮT VIỆTNAM CHẾ TẠO

2.2.4.7. Hệ thống tín hiệu

Hầu hết các tuyến đướng sắt ở khu vực phía Bắc đều được lắp đặt hệ thống đóng đường sử dụng điện và hệ thống tín hiệu đèn màu, thiết bị đóng đường cánh. Bên cạnh đó thì vẫn tồn tại một số tuyến đường sử dụng thẻ đường lạc hậu. Theo số liệu thống kê năm 2019, đường sắt Việt Nam có 6.385 hệ tín hiệu ra vào ga.

2.2.4.8. Hệ thống thông tin

về hệ thống thông tin, Việt Nam sử dụng đa số là máy tải 3 1 kênh, 3 kênh, 12 kênh được sản xuất từ những năm 1972- 1979 tại Hungary. Hệ thống điều độ chạy tàu là dùng điện thoại dây trần tần số 15 - 150KHz.

Hệ thống thông tin vô tuyến tần số cao được sử dụng trong một số trường hợp khẩn cấp ở nhiều nơi. Hệ thống sử dụng chủ yếu là dây trần trên truyền dẫn đường dài. Bên cạnh đó thì một vài loại cáp đồng xoắn đôi cũng được dùng phục vụ cho tín hiệu và dùng cho liên lạc nội hạt. Hệ thống thông tin-liên lạc gồm có điện thoại, điện tín và fax. Những năm 1993 ở Hà Nội, TP. HCM và Đà Nang đã được lắp 35 tổng đài điện thoại gồm có loại nhân công, tổng đài điện tử số, song các thiết bị này ngày nay vẫn còn được sử dụng. ĐSVN cũng đang lên kế hoạch về việc lắp đặt cáp quang cho tất cả các tuyến đường sắt.

Đến năm 2018, hầu hết đã đưa vào khai thác cáp quang trên các tuyến đường, chỉ có tuyến Gia Lâm- Hải Phòng và Kép- Hạ long cùng một số tuyến ở chi nhánh phía Bắc vẫn sử dụng thiết bị cũ và chưa có cáp quang.

2.3. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TẠI VIỆT NAM

Trong những năm gần đây, ngành vận tải đường sắt cũng đang có sự tăng trưởng liên tục qua hàng năm. Dưới đây là đồ thị thể hiện doanh thu vận tải đường sắt trong những năm gần đây:

HÌNH 2.3: DOANH THU VẬN TẢI CỦA ĐƯỜNG SẮT VIỆTNAM

Năm 2019, doanh thu vận tải đường sắt Việt Nam chỉ đạt 8.191,3 tỷ đồng, tương đương kết quả năm 2018, nhưng chỉ bằng 97,2% kế hoạch đặt ra. Đối với hàng hóa liên vận quốc tế, năm 2019 chỉ đạt 785.000 tấn. Năm 2020, chịu tác động của dịch covid: Sản lượng vận tải chỉ đạt 6.828,6 tỷ đồng chỉ bằng 79% so với cùng kỳ; Doanh thu đạt 6.565,1 tỷ đồng, bằng 78,3% so với cùng kỳ. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng đó là do năm 2020 Việt nam phải chịu nhiều thiên tai, bão lũ và ảnh hưởng của dịch covid nặng nề. Giảm sút doanh thu, vận tải các mặt hàng nội địa như nguồn hàng tiêu dung, công nghiệp giảm 50%. Không chỉ vậy giá cước của hàng hóa cũng giảm từ 2%-17% tùy mặt hàng, tùy quãng đường, thời gian vận chuyển và tùy cự ly so với giá cước hiện hành

Về chất lượng dịch vụ, theo số liệu thống kê năm 2018 sản lượng vận chuyển hành khách của đường sắt Việt Nam là 8,6 triệu lượt/năm, tuy nhiên chất lượng phục vụ của ngành dịch vụ này còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điều đó được thể hiện ở chỗ số lượng hành khách sử dụng dịch vụ vận chuyển đường sắt chỉ chiếm tỉ lệ 0,2% trên tổng số 4081 triệu lượt khách của cả nước và nhiều hành khách còn phàn nàn về giá vé cao nhưng chất lượng phục vụ chưa phù hợp với giá tiền. Lao động nhiều quá mức cũng là một nguyên nhân dẫn tới điểm hạn chế. Đa số lao động ở Việt Nam có tuổi đời cao và trình độ còn thấp. Chính vì vậy hơn 2 thập kỷ nay hệ thống đường sắt Việt Nam đã và đang được cải tạo nâng cấp kể từ. Gần đây, nhằm tăng doanh thu vận tải hành khách ĐSVN đã thông qua rất nhiều hình thức để nâng cao chất lượng phục vụ, ví dụ như: việc thuê các đơn vị hỗ trợ dịch vụ vệ sinh ở các nhà ga trong hệ thống theo đúng quy trình cụ và thực hiện một cách nghiêm chỉnh, chặt chẽ, qua đó bước đầu vấn đề này đã có hiệu quả rõ rệt. Hơn nữa, ngành còn tổ chức đa dạng hóa hình thức bán vé như: Bán vé có đổi, bán vé sớm và bán vé linh hoạt. Một mặt khác đưa đướng sắt vào hệ thống vận tải đa phương thức tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng di chuyển các tuyến Hà Nội-Cửa Lò, Hà Nội - Sa Pa, chứ không chỉ đến các ga ở địa điểm đó. Điều này giúp tạo sự thuận lợi khi xuống ga cho hành khách có thể di chuyển tới điểm cần đến.

Bên cạnh đó tai nạn giao thông của vận tải đường sắt ngày càng diễn ra phức tạp. Tổng công ty ĐSVN thống kê rằng năm 2009 trong ngành có khỏang 482 vụ tai

Năm Tổng số Đường sắt

Đường bộ Đường sông

Đường biển Đường hàng không

nạn, đa số các vụ tai nạn này đều xảy ra ở các đường ngang dân sinh, trong số đó cũng có một vài vụ xảy ra ở đường ngang có người gác hoặc là đường ngang có gác chắn tự động. Số lượng các vụ tai nạn giao thông nhiều, số người chết và người bị thương ảnh hưởng còn nhiều hơn, với 482 vụ tai nạn kể trên đã khiến gần 400 người bị thương và khoảng gần 200 người chết. Đáng chú ý là vụ tai nạn do vi phạm Luật giao thông đường sắt tăng không ngừng. Có nhiều tai nạn khác nhau như là các phương tiện khi thấy tàu vẫn cố tình băng qua, xe ôtô lao vào tàu...

Về phía cơ sở vật chất, đa số các đầu máy toa xe đều đã hoạt động trên 20 năm, vì vậy không còn phù hợp để khai thác sử dụng trong thời đại hiện nay. Mặc dù gần đây đã nhập khẩu thêm một số lượng các đầu máy toa xe mới, thế nhưng số lượng đó là không đủ để thay thế số lượng cũ phục vụ vận tải. Kết cấu cơ sở hạ tầng lạc hậu, số lượng phổ đường hẹp 1.000mm còn chiếm tỉ trọng nhiều làm hạn chế tốc độ tàu chạy, hệ thống tín hiệu lạc hậu gây trở ngại trong việc áp dụng khoa học công nghệ để quản lý tàu chạy. Đường nhánh nối với cảng biển chưa đáp ứng được yêu cầu, chất lượng còn rất kém và không phù hợp với các cảng lớn. Chính vì thế mà đường sắt ở một số cảng như Quy Nhơn, Cửa Lò, Sài Gòn đã bị dỡ bỏ. Trong giai đoạn 2015-2017 tại Nha Trang, Hải Phòng...một số ke ga cao, mái che ke ga cũng được khai thác. Năm 2020, nhà nước đầu tư đề án quản lý kết cấu hạ tầng đường sắt theo nghị định số 46/2018/NĐ-CP, khi đó toàn ngành sẽ cùng nâng cấp cơ sở vật chất, kho bãi nhằm phục vụ cho nhu cầu của khách hàng một cách kịp thời. .

2.3.1. về khối lượng hàng hóa vận chuyển

Chín tháng đầu năm 2018 đường sắt Việt Nam đạt khối lượng vận chuyển hàng hóa là 4.155 nghìn tấn tăng 0,8 % so với cùng kỳ.

Năm 2019, ngành đường sắt được nâng cấp toàn tuyến do vậy khối lượng hàng hóa được vận chuyển trên toàn tuyến đã tăng 1,3 đến 1,5 lần.

Tháng 9 năm 2020 ngành đường sắt có khối lượng hàng hóa được vận chuyển là 413,7 nghìn tấn tăng nhẹ so với tháng 9 năm 2019. Sau khỏang 5 tháng không ngừng giảm sản lượng thì đến tháng 9/2020 là tháng đánh dấu sự tăng trưởng trở lại của sản lượng vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt ở Việt Nam. 9 tháng đầu năm 2020 có tổng 3,7 triệu tấn hàng hóa được vận chuyển bằng đường sắt, giảm 1,4%.

Trong năm 2020, tổng khối lượng chuyên chở hàng hóa bằng đường sắt giữa Việt Nam và các quốc gia khác đạt 77,721 triệu tấn, tương đương 110% so với năm 2019. Cụ thể là khối lượng hàng hóa được chuyên chở từ Trung Quốc - Việt Nam năm 2020 là 475,5 ngàn tấn, tương đương 112,9% so với năm 2019; ngược lại khối lượng hàng hóa được chuyên chở từ Việt Nam - Trung Quốc là 406,3 ngàn tấn, tương đương 100,6 % so với năm 2019.

Dưới đây là một số bảng biểu về khối lượng hàng hóa được phân loại theo các hình thức vận tải trong giai đoạn trước để ta có thể thấy rõ hơn về sự cạnh tranh của vận tải đường sắt so với các loại hình vận tải còn lại.

BẢNG 2.3: KHỐI LƯỢNG CHUYÊN CHỞ HÀNG HÓA THEO LOẠI HÌNH VẬN TẢI

5 2005 460.146,3 8.786, 6 298.951,3 111.145,9 42.051, 5 mT^ 0 2010 800.886,0 7.861, 5 587.014,2 144.227,0 61.593, 2 100, 1 2015 1.146,895,7 6.707, 0 877.628,4 201.530,7 60.800, 0 229, 6

2.3.2. về chủng loại hàng hóa

Ngành ĐSVN thường được sử dụng để vận chuyển tất cả các loại mặt hàng với đa dạng kích cỡ, chủng loại đa dạng. Đường sắt có ưu thế hơn so với các loại hình vận tải đó là vận chuyển các loại hàng cồng kềnh, kích thước lớn trên quãng đường dài. Tùy theo từng thời gian và nhu cầu sử dụng chuyên chở của từng mặt hàng nên khối lượng hàng hóa vận chuyển và khả năng vận chuyển bằng đường sắt cũng có sự thay đổi rõ rệt.

Trong mấy năm gần đây, các mỏ khoáng sản,các hàng hóa lớn ở biển hay là các nhà máy công nghiệp đang được ngành đường sắt Việt Nam đang tập trung khai thác.

Năm 2020, Việt Nam tuyến đường sắt liên vận từ Bình Thuận, miền Tây để vận chuyển mặt hàng nông sản sang Trung Quốc được khai thông, khiến sản lượng tăng cao hơn so với trước. Thế nhưng do ảnh hưởng của dịch covid vận tải hàng hóa nội địa hàng tiêu dung và hàng công nghiệp giảm 50% trong năm 2020.

Tháng 2/2020, từ Đồng Đăng- ga Bằng Tường (Trung Quốc) tàu container lạnh đã chuyên chở thanh long và chạy thẳng hàng tuần một cách đều đặn với khối lượng ổn định. Điều này đã mở ra một hướng mới cho việc xuất khẩu tái cây nông sản theo đường chính ngạch bằng đường sắt tới Trung Quốc, từ Trung Quốc mặt hàng này được vận chuyển đi Châu Âu và Trung Á (27 ngày tới Đức và 24 ngày tới Nga). Hiện nay, mỗi tuần có hai chuyến, cứ một chuyến chở số lượng khoảng 19-20 container lạnh 40 feet, thời điểm chạy là thứ tư hàng tuần và chủ nhật hàng tuần, bắt đầu chạy từ ga Trảng Bom đến ga Yên viên hoặc ga Đông Anh hoặc Yên Viên mất khoảng 3 ngày tàu chạy.

2.3.3. về số lượt hành khách

Trong toàn bộ hệ thống giao thông vận tải thì vận tải hành khách của ngành dịch vụ đường sắt chỉ chiếm thị phần nhỏ bé.

Trong hơn 10 năm qua, thị phần vận tải hành khách của dịch vụ đường sắt giảm dần. Đến năm 2007 chuyên chở hành khách có khối lượng chỉ còn chiếm 1,08%, đến năm 2015 con số chỉ dừng lại ở mức 0,33%. Khối lượng hành khách được vận chuyển năm 2018 được Tổng công ty đường sắt thống kê là 8,6 triệu lượt (chiếm khoảng 9,1% tổng lượng khách du lịch), tổng doanh thu chở hành khách là 2.814 tỷ đồng (tương đương 0,44% tổng doanh thu của khách du lịch. Năm 2019,

Một phần của tài liệu 231 giải pháp phát triển dịch vụ chuyên chở hàng hóa bằng vận tải đường sắt tại việt nam (Trang 42)

w