Giải pháp phân tán rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thái thụy​ (Trang 83 - 85)

2.2 .Phƣơng pháp xử lý số liệu

4.2.5.Giải pháp phân tán rủi ro

4.2. Giải pháp tăng cƣờng hiệu quả quản lý rủi ro cho vay tại ngân hàng nông

4.2.5.Giải pháp phân tán rủi ro

Cách mà các NH rất dễ sử dụng là không nên tập trung vốn cho một số KH mà cho nhiều ngƣời vay, với những dự án lớn nên để nhiều NH cùng tài trợ, hoặc NH phân tán rủi ro theo từng ngành nghề hoạt động kinh doanh theo xu thế phát triển và mức độ tăng trƣởng của từng ngành. Sử dụng các công cụ phái sinh tín dụng, mua bảo hiểm tín dụng...

Đa dạng hóa đối tƣợng đầu tƣ là biện pháp tốt nhất, chủ động nhất để Chi nhánh Thái Thụy phân tán rủi ro. NH nên chia nguồn tiền của mình vào nhiều loại hình đầu tƣ, nhiều ngành nghề khác nhau cũng nhƣ nhiều KH khác nhau. Cách làm này vừa mở rộng phạm vi hoạt động tín dụng của NH, vừa đạt đƣợc mục đích phân tán rủi ro. Cụ thể trong thời gian tới chi nhánh cần đầu tƣ theo hƣớng:

- Đầu tƣ vào nhiều lĩnh vực kinh tế khác nhau, tránh gặp phải rủi ro do những chính sách của Nhà nƣớc với mục đích hạn chế hoạt động của một số ngành nghề nhất định trong kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế và để tránh sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng khác nhau trong việc giành giật thị phần trong phạm vi hẹp của một số ngành đang phát triển.

- Tránh tập trung cho vay sản xuất một số loại sản phẩm đặc biệt là những loại sản phẩm không thiết yếu mà Nhà nƣớc không khuyến khích hay những sản phẩm đã xuất hiện quá nhiều trên thị trƣờng. Đầu tƣ vào nhiều đối tƣợng sản xuất kinh doanh nhiều loại hàng hóa khác nhau.

- Luôn đảm bảo một tỷ lệ cho vay nhất định trong tổng số vốn hoạt động của KH, tránh cho vay quá nhiều đối với một KH để tránh sự ỷ lại và rủi ro bất ngờ của KH đó.

- Cho vay với nhiều loại thời hạn khác nhau, đảm bảo sự phát triển vững chắc và tránh rủi ro tín dụng do sự thay đổi lãi suất thị trƣờng, đảm bảo sự cân đối giữa số vốn cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn, .

- Tạo một tỷ lệ thích hợp giữa cho vay bằng ngoại tệ và Việt Nam đồng đảm bảo đáp ứng đƣợc nhƣ cầu vay vốn của KH tránh đƣợc rủi ro tín dụng do sự thay đổi tỷ giá hối đoái.

Thực hiện bảo hiểm tín dụng: Bảo hiểm tín dụng là hình thức chuyển một phần hoặc toàn bộ rủi ro trong tín dụng cho các tổ chức bảo hiểm. Đây là hình thức rất phổ biến ở các nƣớc khác nhƣng lại khá mới ở nƣớc ta và hiện chƣa có nhiều NH thực hiện. Bảo hiểm tín dụng là trong những phƣơng thức rủi ro trong NH. Bởi lẽ, mặc dù NH có thể thẩm định đƣợc mức độ rủi ro của các khoản vay, nhƣng đối với tai nạn do thiên tai thì ngoài khả năng của con ngƣời. Chỉ cần KH tổn thất một phần, sản xuất kinh doanh đình trệ thì rủi ro trong NH rất lớn. Nếu bảo hiểm trả tiền kịp thời, doanh nghiệp có thể sản xuất ngay, khi đó NH có thể chậm thu hồi chứ không mất vốn.

Hiện tại việc thực hiện Bảo hiểm tín dụng tại Agribank Thái Thụy đã đƣợc Ban giám đốc quan tâm và chỉ đạo thực hiện phối hợp chặt chẽ với Công ty cổ phần Bảo hiểm Ngân hàng Nông nghiệp (ABIC). Trong thời gian tới cần chú trọng để phát triển hơn nữa. Thậm chí một số lĩnh vực tài trợ cần bắt buộc có khoản mục bảo hiểm mới giải ngân cho vay.

Bên cạnh đó, Chi nhánh cần nghiên cứu, tham gia các hợp đồng phái sinh tín dụng. Đặc điểm chung của những công cụ quản lý này, chúng giữ luôn tài sản có trên sổ sách kế toán của các TCTD khởi tạo ra tài sản đó, đồng thời chuyển giao một phần tài sản này sang các đối tác khác, thông qua

đó đạt đƣợc các mục tiêu nhƣ: các ngân hàng khởi tạo có phƣơng tiện để chuyển giao rủi ro tín dụng mà không cần phải bán tài sản có đi; khi việc bán tài sản làm suy yếu mối quan hệ với khách hàng thì việc chuyển giao đảm bảo vẫn duy trì đƣợc mối quan hệ đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thái thụy​ (Trang 83 - 85)