0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Một số bài học kinh nghiệm quản lý rủi ro cho vay của một số ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 35 -35 )

1.3.1. Kinh nghiệm quản lý rủi ro cho vay ở một số ngân hàng thương mại

1.3.1.1. Kinh nghiệm của Ngân hàng VietcomBank

Tại VietcomBank đã có những phòng ban chuyên trách nhất quán từ các đơn vị kinh doanh đến bộ phận hỗ trợ. Mô hình 3 tầng bảo vệ : Kinh doanh – Quản lý – Kiểm toán nội bộ giúp VietcomBank tăng cƣờng vài trò quản lý và kiểm tra hoạt động của các đơn vị kinh doanh nói riêng và của toàn hệ thống nói chung, đồng thời phòng ngừa lỗ hổng do một số hình thức rủi ro gây ra nhƣ: chống buôn lậu, rửa tiền, chống giao dịch không minh bạch... Lâu dần, VietcomBank đang thay đổi văn hóa của quản lý rủi ro sang hợp tác mà không ảnh hƣởng chất lƣợng quản lý rủi ro tín dụng.

Tại ngân hàng VietcomBank, việc quản trị đƣợc xác định rõ ràng giữa Hội đồng Quản trị và Ban điều hành, trong đó HĐQT xác định chiến lƣợc phát triển và Ban điều hành là ngƣời thực thi chiến lƣợc đó, nếu không “rõ

ràng” điều này sẽ dẫn đến mâu thuẫn về quyền lợi giữa 2 bên. Bên cạnh đó, có những đơn vị nhƣ Ủy ban tín dụng độc lập, đƣợc Chủ tịch HĐQT trao quyền và có thành viên HĐQT tham gia, không chỉ giúp Ban lãnh đạo nắm vững đƣợc tình hình thực tế về tình hình tín dụng mà còn đảm bảo tính minh bạch, chất lƣợng cho vay tại VietcomBank.

1.3.1.2. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Vietinbank

Thứ nhất, mô hình tổ chức hoạt động cho vay của các chi nhánh NHTM Vietinbank đƣợc tách bạch, phân công rõ chức năng các bộ phận:

- Marketing: đây là bộ phận chuyên đi giao tiếp KH, tìm kiếm KH và giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của NH. Sau khi tìm đƣợc KH, bộ phận này làm hồ sơ viết tờ trình để chuyển qua bộ phận thẩm định.

- Bộ phận quản lý rủi ro: bộ phận này có nhiệm vụ phân tích, thẩm định KH và ra quyết định cho vay sau khi nhận đƣợc tờ trình và hồ sơ của KH từ bộ phận marketing chuyển sang.

- Quản lý khoản vay: chuyển tiền sau khi khách hàng hoàn thiện đầy đủ các chứng từ giải ngân, quản lý thu nợ và quản lý hồ sơ cho vay.

Thứ hai, tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc trong cho vay. Khi phân tích tình hình tài chính của các doanh nghiệp, NH rất coi trọng vòng chu chuyển dòng tiền và vòng thu hồi vốn đầu tƣ. Ngoài ra phải kết hợp giữa phân tích tài chính với tìm hiểu nguyên nhân từ phía KH. Tài sản mang đi thế chấp tại ngân hàng chỉ là nguồn để xử lý khoản nợ không thể thu hồi.

Thứ ba, quyết định mức độ cấp tín dụng, điểm tín dụng càng cao thì cấp hạn mức tín dụng càng cao và đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi tín dụng lớn và ngƣợc lại từ công tác chấm điểm khách hàng.

Thứ tƣ, tuân thủ quyền phán quyết tín dụng từ cấp cơ sở đến cấp trung ƣơng, từ một ngƣời đến một nhóm ngƣời, Hội đồng quản trị theo mức tăng dần.

Thứ năm, giám sát chặt chẽ khoản vay sau khi giải ngân bằng cách ngân hàng vẫn tiếp tục thu thập thông tin về KH, thƣờng xuyên kiểm tra, giám sát và đánh giá xếp loại KH đồng thời có biện pháp xử lý kịp thời các tình huống rủi ro xảy ra.

1.3.1.3. Kinh nghiệm của các ngân hàng thương mại Đông Á

Để quản lý rủi ro cho vay, NHTM Đông Á đã có những biện pháp sau: Thứ nhất, đánh giá mức độ tin cậy của ngƣời đi vay. Việc đánh giá độ tin cậy của ngƣời đi vay tập trung vào những điểm sau: năng lực quản lý và năng lực tài chính của ngƣời vay, thế chấp đảm bảo khoản vay, lĩnh vực mà ngƣời vay hoạt động, các điều khoản và điều kiện cho vay. Để đƣa ra một quyết định đúng đắn là chấp thuận hay từ chối cho vay thì phải đánh giá thận trọng dựa vào các tiêu chí đề ra. Việc xét duyệt cho vay bao gồm: quá trình kiểm tra hồ sơ, kiểm tra việc thanh toán đúng hạn của các khoản vay trƣớc đó, kiểm tra và đánh giá tài sản thế chấp và đánh giá mức độ rủi ro của khoản vay.

Thứ hai, có sự phân chia rõ ràng giữa quyền cấp tín dụng và quyền phê duyệt: Quyền cấp tín dụng đƣợc hiểu là CBTD dựa trên năng lực và tƣ cách pháp nhân, kỹ năng nghiệp vụ và kinh nghiệm, trình độ học vấn và đào tạo chuyên môn của nhân viên, chứ không dựa vào chức vụ của cá nhân đó.

Quyền phê duyệt: Việc cấp tín dụng đƣợc quyết định bởi 3 cán bộ, những ngƣời chịu trách nhiệm phân định rõ việc thẩm định hồ sơ cho vay, tái thẩm định đối với một khoản vay.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với các ngân hàng Agribank chi nhánh Thái Thụy

Trƣớc xu thế hội nhập quốc tế, các ngân hàng sẽ phải đối phó với sự cạnh tranh quyết liệt cũng nhƣ nhiều loại hình rủi ro mới xuất hiện. Hiện nay trong hệ thống NHTM Việt Nam mục tiêu chính vẫn là chạy theo lợi nhuận

dẫn đến công tác quản lý rủi ro không đƣợc ƣu tiên coi trọng và đặt lên hàng đầu. Chính vì thế, hệ thống quản lý rủi ro của các NH Việt Nam không đƣợc đầu tƣ xây dựng một cách thỏa đáng với tầm quan trọng của nó. Điều này dẫn đến, tỷ lệ nợ xấu cùng nhiều vấn đề rủi ro phát sinh do mất khả năng kiểm soát dang trở thành bài toán chƣa có lời giải tại một số NH Việt Nam hiện nay. Từ kinh nghiệm quản lý rủi ro của một số nƣớc đã phát triển, bài học kinh nghiệm rút ra cho Agribank Thái Thụy là:

Thứ nhất, xây dựng quy trình tín dụng và quy định rõ trách nhiệm các khâu nghiệp vụ, tách biệt giữa bộ phận tiếp nhận hồ sơ khách hàng, bộ phận thẩm định cho vay và bộ phận quản lý hồ sơ, thu nợ. Việc tách biệt nhiệm vụ giữa các bộ phận sẽ đảm bảo quyết định cấp tín dụng cho khách hàng đƣợc khách quan, dần dần từng bƣớc chuyên môn hóa giữa các khâu trong quá trình cho vay.

Thứ hai, xây dựng các tiêu chí để chấm điểm khách hàng. Hiện nay Agribank đã hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để xếp hạng KH. Sau khi có kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ, NH sẽ đƣa ra các chính sách đối xử với từng nhóm KH phù hợp về mức cho vay, lãi suất, tài sản đảm bảo, ƣu đãi. Bên cạnh đó, dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ NH có thể phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quy định và thông lệ quốc tế.

Thứ ba: cần tạo lập đƣợc một hành lang pháp lý đủ mạnh để trợ giúp quá trình thanh lý các tài sản liên quan đến nợ đọng. Ngân hàng nên tạo lập một phòng ban riêng chuyên thu nợ và xử lý nợ, đây là bộ phận cần có đội ngũ cán bộ có kinh nghiệm về luật pháp, am hiểu về nghiệp vụ.

Thứ tƣ: Thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo và bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro cho vay, thẩm định rủi ro cho vay, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bƣớc xây dựng đội ngũ chuyên gia về quản lý rủi ro cho vay.

Thứ năm: Công tác kiểm tra từ lúc kí hợp đồng tới lúc trả hết nợ khi cho vay phải tăng cƣờng giúp thu thập thêm thông tin để đánh giá, xếp hạng khách hàng hoặc khoản vay, Tăng cƣờng công tác thu thập, lƣu trữ thông tin và giám sát khoản vay, từ đó có thể giúp các ngân hàng quản lý rủi ro một cách toàn diện hơn.

Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Phƣơng pháp thu thập thông tin

Đề tài luận văn tiến hành thu thập số liệu giai đoạn 2014-2018 tại Agribank Thái Thụy, Ngân hàng Nhà Nƣớc tỉnh Thái Bình và các cơ quan có liên quan khác. Mục tiêu của phƣơng pháp này là dựa vào những thông tin thu thập đƣợc, tác giả sẽ tiến hành phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thái Thụy.

Các thông tin tác giả thu thập gồm có: Kết quả nghiên cứu, bài báo có nội dung về quản lý rủi ro cho vay; các Báo cáo, số liệu kinh doanh, cho vay, nợ xấu, công tác quản lý nợ tại Agribank chi nhành Thái Thụy giai đoạn 2014 - 2018…; các quy định, thông tƣ của cơ quan nhà nƣớc liên quan tới đề tài.

2.2.Phƣơng pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu thập đƣợc tác giả thực hiện việc tổng hợp, phân tích, so sánh để đƣa ra các đánh giá phù hợp. Công cụ phần mềm Excel kết hợp với phƣơng pháp phân tích chính đƣợc vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng quản lý rủi ro tín dụng ở Agribank Thái Thụy thông qua các số tuyệt đối, số tƣơng đối và số bình quân, đƣợc thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.3 Phƣơng pháp thống kê mô tả

Thống kê mô tả là phƣơng pháp tổng hợp, phân tích mô tả thông qua các số liệu thu thập đƣợc từ hiện tƣợng kinh tế xã hội. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank Thái Thụy, tình hình sử dụng vốn, nợ xấu, quản lý rủi ro tín dụng tại Agribank Thái Thụy...

2.4 Phƣơng pháp so sánh

Trên cơ sở phân tổ, sử dụng phƣơng pháp so sánh thống kê để so sánh kêt quả hoạt động sử dụng vốn của Chi nhánh giữa các năm, các thời kỳ, hoặc

cơ cấu huy động vốn và cung ứng vốn tín dụng giữa các đối tƣợng vay vốn, cung ƣng vốn hay đầu tƣ vốn tín dụng ,...

2.5 Phƣơng pháp phân tích

Dựa vào các tài liệu thu thập, tác giả tiến hành phân tích, so sánh để chỉ ra những thay đổi và nguyên nhân của thay đổi đó trong công tác quản lý rủi ro cho vay qua các năm của chi nhánh.

Phân tích những kết quả đã đặt đƣợc và những hạn chế còn tồn tại từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp.

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM -

CHI NHÁNH THÁI THỤY

3.1. Khái quát về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Thái Thụy

3.1.1 Giới thiệu về chi nhánh Thái Thụy

3.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tháng 9/1951, Ngân hàng Thái Bình đƣợc thành lập với 2 cơ sở đầu tiên: Thái Ninh và Thụy Anh. Năm 1969 hai huyện Thụy Anh và Thái Ninh sát nhập thành huyện Thái Thụy, từ đó ngân hàng cũng sát nhập thành ngân hàng Thái Thụy. Năm 1988 hệ thống ngân hàng tách làm 2 cấp, ngân hàng Thái Thụy chuyển hẳn sang cấp kinh doanh với tên gọi là Ngân hàng nông nghiệp huyện Thái Thụy. Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thái Thụy hoạt động và trƣởng thành của gắn liền với công cuộc cách mạng của cả nƣớc và phát triển kinh tế xã hội trong Huyện. Mặc dù gặp muôn vàn khó khăn nhƣng dƣới sự lãnh đạo của lãnh đạo, chi nhánh NHNo&PTNT huyện Thái Thụy đã từng bƣớc phát triển và lơn mạnh nhƣ ngày nay.

NHNo&PTNT chi nhánh Thái Thụy đã tập trung đầu tƣ phát triển theo các chƣơng trình kinh tế xã hội của địa phƣơng thông qua quyết định 67/CP. Hiện nay chi nhánh Ngân hàng NN &PTNT huyện Thái Thụy thƣờng xuyên có quan hệ tín dụng với một số lƣợng lớn khách hàng và doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Cho đến nay chi nhánh Ngân hàng NN& PTNT huyện Thái Thụy đã 2 lần đƣợc Nhà nƣớc trao tặng „‟ Huân chƣơng lao động hạng 3”. Cùng với sự phát triển kinh tế đất nƣớc, NHNo&PTNT chi nhánh Thái Thụy trong thời đại công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc đã không ngừng đổi mới hoạt động , ngày càng nâng cao uy tín, vị thế của mình trong hệ thống ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Thái Bình.

3.1.1.2. Cơ cấu tổ chức

Ban Giám đốc là chịu trách nhiệm cao nhất, trực tiếp chỉ đạo mọi hoạt động nghiệp vụ của cơ quan, các phòng ban chức năng. Ban giám đốc gồm 4 thành viên: 1 Giám đốc và 3 Phó giám đốc.

Các phòng chức năng: Trƣởng phòng là ngƣời đứng đầu các phòng, giúp cho Trƣởng phòng là phó phòng, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc và dƣới sự quản lý, điều hành trực tiếp của các Phó Giám đốc phụ trách; có trách nhiệm xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch, nhiệm vụ công tác của phòng, kiểm soát và trực tiếp thực hiện hoạt động nghiệp vụ. Lãnh đạo phòng chịu trách nhiệm trƣớc ban giám đốc về kết quả các nhiệm vụ của phòng.

Các phòng chức năng bao gồm:

Phòng kế hoạch - kinh doanh: gồm 16 ngƣời, trong đó có trƣởng phòng và 02 phó phòng. Có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kinh doanh phân khai và quyết toán các chỉ tiêu kế hoạch đến nhóm và ngƣời lao động, thực hiện công tác tái thẩm định, cho vay, thu nợ và kiểm tra kiểm soát nội bộ, hậu kiểm công tác tín dụng.

Phòng hành chính - nhân sự: gồm 4 ngƣời, thực hiện nhiệm vụ: Phụ trách mua sắm trang thiết bị, phƣơng tiện làm việc phục vụ kinh doanh, theo dõi, quản lý và bảo dƣỡng sửa chữa tài sản, công cụ lao động. Quản lý văn phòng, văn thƣ, phƣơng tiện vận chuyển, công tác tổ chức cán bộ, thi đua khen thƣởng.

Phòng kế toán - ngân quỹ: gồm 17 cán bộ, thực hiện công tác ngân quỹ, quản lý thu chi, hoạt động huy động vốn, các dịch vụ tài chính ngân hàng cho toàn bộ chi nhánh. Ngoài ra, phòng còn có chức năng hậu kiểm các hóa đơn, chứng từ của các phòng tại chi nhánh.

Các phòng giao dịch thực hiện nhiệm vụ huy động vốn,thanh toán, chuyển tiền, chi trả kiều hối, cho vay, thu nợ và các hoạt động khác nhƣ 1 Ngân hàng nhỏ trừ công tác quản lý tài chính chi tiêu.

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn do những biến động phức tạp và khó dự báo của thị trƣờng, tuy nhiên trong những năm qua và đặc biệt là năm 2018-2019 Agribank Thái Thụy nhận đƣợc nhiều sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, NHNN tỉnh Thái Bình và Ban lãnh đạo Agribank. Đây chính là động lực quan trọng, động viên khích lệ tập thể Ban giám đốc và cán bộ nhân viên Agribank Thái Thụy quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, kế hoạch đã đề ra.

3.1.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh, với lợi thế là chi nhánh NHTM 100% vốn Nhà nƣớc, có mạng lƣới gồm điểm giao dịch trải rộng toàn huyện, Agribank Thái Thụy đã hoạch định một chiến lƣợc huy động vốn vừa cân đối nguồn vốn trƣớc mắt, vừa tạo thế ổn định và phát triển vững chắc cho những năm tiếp theo, trong đó chú trọng nguồn vốn tại chỗ của các tầng lớp dân cƣ, các tổ chức kinh tế.

Cùng với uy tín Agribank đã đƣợc xây dựng trên 20 năm và các yếu tố thuận lợi của thị trƣờng, NHNN kiểm soát chặt chẽ, kỷ cƣơng đối với thị trƣờng vốn và lãi suất, sức hấp dẫn của các kênh đầu tƣ khác giảm sút… làm cho nhu cầu gửi tiền tăng lên. Đến 31/12/2018, thị phần nguồn vốn của chi nhánh chiếm tỷ lệ 52.1% tổng huy động của các NH và TCTD trên địa bàn Thái Thụy, cao hơn so với năm 2017 (tỷ lệ 50,6%). Đây là kết quả của sự cố gắng lớn của cán bộ, nhân viên trong điều kiện công tác huy động vốn có tính cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, công ty tín dụng trên địa bàn. Tình hình huy động vốn của Agribank Thái Thụy đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn của Agribank Thái Thụy giai đoạn 2014 - 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Theo chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 35 -35 )

×