0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Thực trạng kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 66 -68 )

2.2 .Phƣơng pháp xử lý số liệu

3.2 Thực trạng công tác quản lý rủi ro cho vay tại Agribank Thái Thụy

3.2.4. Thực trạng kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro cho vay

Nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay tại chi nhánh trong thời gian gần đây chủ yếu xuất phát từ phía KH, do thẩm định sai về KH hoặc do KH suy giảm khả năng tài chính trong quá trình vay vốn, dẫn đến rủi ro cho vay. Do vậy, để kiểm soát ngăn ngừa rủi ro cho vay, công tác thẩm định KH, thu thập thông tin về KH luôn đƣợc Agribank Thái Thụy ƣu tiên quan tâm hàng đầu từ khâu phân tích đánh giá ban đầu để lựa chọn KH, đến khâu theo dõi, kiểm soát KH trong khi sử dụng vốn vay và cuối cùng là xếp hạng tín dụng, phân loại KH để đƣa ra một chính sách KH phù hợp.

Thông qua công tác thẩm định KH, không những hạn chế đƣợc việc KH sử dụng vốn vay sai mục đích mà còn xem xét hiệu quả của khoản vay, từ đó đánh giá đƣợc chất lƣợng tín dụng và phân hạng tín dụng chính xác hơn; tìm ra những khách hàng có triển vọng, loại trừ ngay từ đầu danh mục các KH vay vốn mạo hiểm, có khả năng tiềm ẩn rủi ro cao; xác định đƣợc các KH có tín nhiệm, KH chƣa đủ tín nhiệm để có chính sách, biện pháp tín dụng phù hợp với từng nhóm đối tƣợng KH. Trên cơ sở đó góp phần giảm áp lực đối với CBTD, rút ngắn thời gian thẩm định và quyết định cho.

Bên cạnh đó, chi nhánh thƣờng xuyên tổ chức các khóa đào tạo nghiệp vụ chuyên ngành cho nhân viên mới và các đợt tập huấn, nâng cao trình độ chuyên môn khi có sự thay đổi trong các quy định, quy trình nghiệp vụ, các chính sách có liên quan đến hoạt động cho vay của Agribank.

Từ kết quả việc nhận dạng và đo lƣờng rủi ro cho vay, tùy theo tính chất, mức độ rủi ro xác định đối với từng món vay để có hƣớng xử lý rủi ro hợp lý.

Một là, trong quá trình thẩm định trƣớc khi cho vay phát hiện ra món vay tiềm ẩn rủi ro lớn. Lúc này, Agribank Thái Thụy quyết định không cho vay hoặc có cho vay nhƣng sử dụng nhiều biện pháp phòng ngừa cụ thể là yêu cầu tài sản bảo đảm và trích lập dự phòng rủi ro. Dƣới đây là số liệu tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro cho vay của chi nhánh qua các năm.

Bảng 3.12: Tỷ lệ trích lập dự phòng của Agribak Thái Thụy

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng dƣ nợ cho vay 2,882.40 3,210.60 3,502.60 3,983.85 4,372.40 DPRR đƣợc trích lập 11.2 25.95 19.15 37.15 27.3 Tỷ lệ DPRR/Tổng dƣ nợ 0.39% 0.81% 0.55% 0,93% 0,62% Số dƣ dự phòng cuối năm 45.6 65.0 70.0 97.9 97.6

(Nguồn: Báo cáo tổng kết qua các năm từ năm 2014 – 2018)

Hai là, sau khi cho vay phát hiện khoản vay của KH có vấn đề, CBTD cần phải gặp gỡ KH để xem xét và đánh giá lại báo cáo tài chính, doanh thu bán hàng trong vòng 12 tháng, dự báo dòng tiền, kế hoạch về thời gian trả nợ, từ việc bán hàng... Sau đó, CBTD phải xác minh lại lần nữa toàn bộ số liệu và đƣa ra kế hoạch cụ thể.

Bƣớc tiếp theo, CBTD phải lập kế hoạch hành động bao gồm: những vấn đề cần chú ý của khoản vay là gì; giải pháp xử lý những vấn đề này; Cách thức thực hiện giải pháp này. Sau đó CBTD tiếp xúc với KH để thỏa ƣớc với KH vay, trong hồ sơ ghi rõ các điều khoản và điều kiện liên quan đến việc tiếp tục các khoản vay nhằm tránh hiểu lầm giữa hai bên. CBTD có thể tƣ vấn giúp đỡ KH tháo gỡ khó khan, tiếp theo đó cần phải quản lý, giám sát chặt chẽ các khoản vay theo dõi thƣờng xuyên tình hình tài chính của KH hàng tháng, đánh giá lại liên tục mức độ rủi ro của khoản vay, đánh giá lại tài sản đảm bảo, đánh giá lại khả năng trả nợ của KH...

Thứ ba, đối với những khoản vay không trả đƣợc nợ gốc và nợ lãi Biện pháp thƣờng đƣợc chi nhánh sử dụng là cơ cấu lại nợ, áp dụng cho KH đƣợc quyết định duy trì mối quan hệ tín dụng. Để đƣợc nhƣ vậy, KH phải chứng minh đƣợc khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc lẫn lãi khi hết thời hạn cơ cấu lại và khi đó NH sẽ có biện pháp giám sát chặt chẽ khoản vay này. CBTD chủ động đôn đốc KH vay trả nợ lãi và gốc đúng hạn; thỏa thuận với KH định kỳ thu nợ phù hợp với chu kỳ sản xuất, kinh doanh; hoặc thỏa thuận trong hợp đồng về việc quá một số ngày nhất định mà KH vay không trả và không có văn bản đề nghị gia hạn nợ thì NH sẽ chuyển nợ gốc đó sang nợ quá hạn.

Trƣờng hợp KH không thể khắc phục đƣợc khó khăn và đang đứng trƣớc nguy cơ mất khả năng thanh toán, các NH buộc phải dùng các biện pháp nhƣ thanh lý tài sản đảm bảo, báo cáo với cấp trên để tìm phƣơng án tối ƣu cho việc thu hồi vốn.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 66 -68 )

×