0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 72 -75 )

2.2 .Phƣơng pháp xử lý số liệu

3.3. Đánh giá chung về thực trạng công tác quản lý rủi ro cho vay tại ngân

3.3.2. Những hạn chế tồn tại và nguyên nhân

3.3.2.1. Hạn chế tồn tại

Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quản lý rủi ro cho vay của Agribank Thái Thụy vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu, cụ thể:

- Tỷ lệ nợ quá hạn / tổng dƣ nợ cho vay mặc dù năm 2018 đã giảm xuống còn 5,22% so với tỷ lệ 6,51% năm 2017 nhƣng tỷ lệ nợ nợ quá hạn còn cao. Điều đó chứng tỏ công tác đôn đốc thu hồi nợ của Agribank Thái Thụy chƣa đạt hiệu quả tốt, nợ bị chuyển nhóm từ thấp lên cao có xu hƣớng tăng.

- Dƣ nợ xử lý rủi ro hạch toán ngoại bảng từ năm 2014 trở lại đây tăng hàng năm, đến năm 2018 đã tƣơng đƣơng 1,47% (năm 2014 là 0,7%) dƣ nợ cho vay. Điều này chứng tỏ việc tận thu nợ tồn đọng, nhất là nợ đã xử lý rủi ro chƣa đƣợc quan tâm đúng mức.

- Mặc dù tỷ lệ nợ xấu / dƣ nợ cho vay của chi nhánh ở mức thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của hệ thống Agribank và toàn ngành NH nhƣng vẫn tiềm ẩn nợ xấu đặc biệt là cho vay doanh nghiệp.

- Công tác thu thập xử lí thông tin khách hàng còn kém nhất là sau khi giải ngân xong.

- Chất lƣợng cán bộ ngân hàng còn thấp.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, nội dung quản lý rủi ro cho vay đang đƣợc Agribank Thái Thụy thực hiện vẫn thiếu chặt chẽ, chƣa toàn diện từ khâu nhận dạng rủi ro cho vay, đo lƣờng rủi ro cho vay, kiểm soát ngăn ngừa rủi ro cho vay đến các biện pháp xử lý tổn thất rủi ro cho vay.

Thứ hai, Hoạt động kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chƣa thực sự phát huy hiệu quả trong công tác quản lý rủi ro, đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra nội bộ còn thiếu chuyên nghiệp, hạn chế về trình độ chuyên môn của cán

bộ kiểm tra. Một số trƣờng hợp việc kiểm tra, giám sát KH vay vốn chỉ là hình thức, nên không phát hiện kịp thời những sai phạm và các dấu hiệu rủi ro có thể xảy ra, do đó không kịp thời xử lý một cách có hiệu quả.

Thứ ba, theo mô hình tổ chức của Agribank, chi nhánh phân chia các phòng theo loại hình nghiệp vụ . Tuy nhiên hiện tại, phòng tín dụng của chi nhánh duy trì theo mô hình truyền thống, chi nhánh chƣa có bộ phận phụ trách rủi ro chuyên biệt để phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng KH, nhóm KH.

Thứ tƣ, một số CBTD có biểu hiện không chấp hành nghiêm túc chế độ tín dụng và điều kiện cho vay, thẩm định giá trị tài sản cao hơn giá trị thực tế, khi quyết định cho vay còn dựa trên yếu tố chủ quan về tài sản bảo đảm tiền vay. Bên cạnh đó, một số cán bộ tín dụng chƣa đƣợc đào tạo bài bản về nghiệp vụ tín dụng nhƣng vẫn làm nghiệp vụ tín dụng và dựa trên sự học hỏi kinh nghiệm của các cán bộ đi trƣớc với cách làm tín dụng truyền thống đã ăn sâu, chƣa thay đổi phù hợp với tình hình ngày một phức tạp trong hoạt động tính dụng.

Thứ năm, việc kiểm tra sử dụng vốn vay chƣa tốt, chƣa thƣờng xuyên, làm cho vó và việc kiểm tra sau khi cho vay chƣa đƣợc xem trọng, từ đó dẫn đến một số KH còn sử dụng vốn vay chƣa đúng nội dung hợp đồng vay dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ NH khi kinh doanh thất bại.

Nguyên nhân khách quan

Nợ xấu phát sinh do thiên tai, bão lụt, hạn hán, mất mùa, dịch bệnh,… Đây là những nguyên nhân gây ra nợ xấu vƣợt ra ngoài tầm kiểm soát và mong muốn của bản thân NH và cả các KH vay vốn. Việt Nam vốn là nƣớc kinh tế thuần nông, lại nằm trong khu vực chịu ảnh hƣởng của đới khí hậu nhiệt đới gió mùa nên hàng năm nƣớc ta phải hứng chịu nhiều đợt thiên tai nguy hiểm (hạn hán, bão, lũ lụt,...). Đây là những rủi ro bất khả kháng và khó có thể lƣờng trƣớc đƣợc hết những rủi ro này.

Môi trƣờng kinh doanh còn nhiều bất ổn. Điều này đƣợc thể hiện thông qua các định hƣớng phát triển của Nhà nƣớc thay đổi liên tục và thƣờng xuyên, điều chỉnh cơ chế chính sách làm ảnh hƣởng chung đến toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, cơ chế chính sách của NHNN về cho vay, quản lý nợ, xử lý nợ xấu... còn nhiều nội dung chƣa phù hợp với thực tế, sửa đổi bổ sung còn chậm. Quy chế cho vay, hƣỡng dẫn của NHNN có nhiều nội dung quy định chƣa rõ ràng, nên khi triển khai còn có nhiều bất cập, vƣớng mắc.

Cơ cấu dƣ nợ cho vay tập trung chủ yếu vào hộ gia đình, cá thể. Các KH này do thiếu trình độ quản lý, sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên và tính tự phát của thị trƣờng nên khả năng phòng chống rủi ro thấp.

Tình hình tài chính doanh nghiệp chƣa minh minh bạch. Tài sản, nguồn vốn bé nhƣng tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểm chung của hầu hết các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh. Ngoài ra, sổ sách kế toán mà các doanh nghiệp cung cấp cho NH không thực chất mang nặng tính đối phó. Khi cán bộ NH xác minh hồ sơ, đánh giá và lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do các doanh nghiệp cung cấp, thƣờng thiếu chính xác và chƣa đúng thực tế. Đây cũng là nguyên nhân chính vì sao NH vẫn luôn xem nặng phần tài sản đảm bảo nhƣ là chỗ dựa cuối cùng để phòng chống rủi ro cho vay.

Chƣơng 4. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CHI NHÁNH THÁI THỤY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 72 -75 )

×