0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 94 -100 )

2.2 .Phƣơng pháp xử lý số liệu

4.3. Kiến nghị

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

Thái Bình

Một là, hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng khách hàng.

Trong quản lý rủi ro tín dụng của các NH thì hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ có vai trò rất quan trọng bởi nó vừa là cơ sở để quyết định cho vay phù hợp với điều kiện của từng KH vay vốn, vừa là cơ sở để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN quy định thời gian tối đa 03 năm kể từ khi quyết định 493 có hiệu lực (tức là tối đa đến tháng 06/2008) TCTD phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, đến tháng 10/2007, Agribank xây dựng xong hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, nhƣng hiện hiện nay vẫn trong giai đoạn hoàn thiện. Để nâng cao chất lƣợng quản lý rủi ro cho vay tại Chi nhánh Thái Thụy, Agribank nói chung và Chi nhánh Thái Thụy nói riêng cần nhanh chóng hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bên cạnh đó hệ thống xếp hạng tín dụng cần phải đƣợc xây dựng bổ sung với các nội dung sau:

+ Đối tƣợng xếp hạng: áp dụng với tất cả các KH, tuy nhiên có thể phân biệt theo từng nhóm KH có dặc điểm hoạt động khác nhau, chẳng hạn nhƣ:

Đối với KH là doanh nghiệp: khi xây dựng bảng điểm cần chú ý đến các chỉ tiêu tài chính (khả năng thanh toán, khả năng tự tài trợ, khả năng sinh lời, các chỉ tiêu hoạt động...) và chỉ tiêu phi tài chính (mức độ tín nhiệm với

các TCTD, tình hình SXKD, các điều kiện ảnh hƣởng tới SXKD...). Các chỉ tiêu tài chính phần lớn dựa vào các báo cáo tài chính mà KH cung cấp, tuy nhiên các báo cáo tài chính này thực sự không đáng tin cậy, vì vậy cần chú ý đến các chỉ tiêu phi tài chính.

Đổi với KH là cá nhân: vì đối tƣợng này không có báo cáo tài chính nên khi phân tích cần quan tâm đến những vấn đề nhƣ: tiền án tiền sự, tuổi tác, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, thời gian làm việc hiện tại, thu nhập hàng năm... Có thể phân chia các KH cá nhân thành một nhóm KH có chung đặc điểm để tiện cho việc xếp hạng KH và có những chính sách tín dụng phù hợp.

+ Tiêu chí xếp hạng: nhƣ đã trình bày ở trên, tiêu chí xếp hạng bao gồm các chi tiêu tài chính và phi tài chính, tuy nhiên không nên cho quá nhiều chỉ tiêu phi tài chính. Điều này xuất phát từ thực trạng, các NH thu thập thông tin từ khách hảng, một số thông tin không đầy đủ sẽ dẫn đến tình trạng cán bộ chấm điểm chỉ tiêu đó theo cảm tính, ảnh hƣởng tới quyết định cấp tín dụng, khó kiểm soát đƣợc rủi ro tiềm ẩn từ KH. Thiết nghĩ, các chỉ tiêu phi tài chính nên tập trung vào: uy tín của KH trong quá khứ, mặt hàng kinh doanh, thị trƣờng tiêu thụ, đối thủ cạnh tranh, các thông tin về ông chủ nhƣ tuổi tác, thâm niên công tác, trình độ văn hóa và các điều kiện khác ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh...

Hai là, phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ nên trực tiếp do Trụ sở chính quản lý và trực thuộc Ban kiểm soát hội đồng quản trị, theo đó ở chi nhánh không tồn tại phòng kiểm tra nội bộ. Việc chì nhánh không quản lý trực tiếp phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ mà do Trụ sở chính quản /lý sẽ góp phần cho kết quả kiểm tra cũng trở nên khách quan và đáng tin cậy hơn, không bị chi phối bởi ban lãnh đạo tại chi nhánh.

Ba là, cần xây dựng văn bản quy định về quản lý đƣợc hạn mức tín dụng phù hợp với từng lĩnh vực, từng sản phẩm, từng nhóm KH và tiến tới

quản lý hạn mức tín dụng theo từng CBTD. Hoàn thiện hệ thống quản lý rủi ro tín dụng từ trụ sở chính đến các chi nhánh, đồng thời xây dựng các quy định về quản lý rủi ro tín dụng, chính sách phân bổ tín đụng, chính sách KH, xây dựng danh mục cho vay ….

Bốn là, việc đánh giá xếp loại KH là cơ sở để NH xây dựng chính sách tín dụng hợp lý. Với chính sách tín dụng hiện nay, tiêu chí để chấp nhận KH còn chung chung, chƣa phân biệt rõ đối tƣợng đƣợc chấp nhận và đối tƣợng bị từ chối cho vay.

Năm là, hiện nay để quản lý đƣợc rủi ro dễ dàng tại Trụ sở chính, góp phần chuyên môn hóa các mảng nghiệp vụ, cho phép chi nhánh thành lập phòng quản lý rủi ro, đồng thời tách phòng tín dụng thành 02 tổ: tổ tín dụng cá nhân và tổ tín dụng doanh nghiệp. Cụ thể phòng quản lý rủi ro có nhiệm vụ sau:

+ Trực tiếp tham gia, theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lƣợc và chính sách quản lý rủi ro trong tài chính

+ Trực tiếp tham gia, theo dõi và đánh giá việc thực hiện chiến lƣợc và chính sách quản lý rủi ro trong chi nhánh.

+ Rà soát các đề xuất của CBTD đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình tín dụng, lập báo cáo thẩm định rủi ro tín dụng.

+ Hỗ trợ cho CBTD trong việc phát hiện và kiểm soát các dấu hiệu rủi ro. + Thực hiện phân loại nợ và xử lý rủi ro theo quy định

Sáu là, để nâng cao năng lực cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động thì Agribank cần phải sửa đổi các quy chế về tuyển dụng, bố trí nhân viên theo yêu cầu quản lý mới, nhằm nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Đồng thời xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ, tập trung trƣớc hết vào các nghiệp vụ quan trọng nhƣ: quản lý rủi ro, kế toán, kiểm toán, quản lý các sản phẩm mới, quản lý hệ thống thông tin. Là bộ phận trực tiếp tạo ra thu

nhập lớn nhất cho NH nhƣng thu nhập của CBTD không khác so với các cán bộ ở bộ phận nghiệp vụ khác. Đề nghị Agribank điều chỉnh các hệ số tính điểm, bổ sung hệ số trách nhiệm cho CBTD để đánh giá đúng đóng góp của bộ phận nghiệp vụ này trong hoạt động NH.

KẾT LUẬN

Quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay là một nội dung quan trọng góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững và thành công của một NHTM và một hệ thống NHTM của một quốc gia, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới toàn cầu của Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những vẫn đề then chốt quyết định sự tổn tại của hệ thống NHTM khi xảy ra khủng hoảng tài chính tiền tệ ( vấn đề mang tính chất chu kỳ của nền kinh tế thị trƣờng). Việc hoàn thiện quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay một cách có hiệu quả để tận dụng tối ƣu các nguồn lực hiện có nhằm mục đích vừa giảm thiểu rủi ro vừa gia tăng lợi nhuận cho các tài sản có đang là đòi hỏi vô cùng bức thiết đối với các NHTM nói chung và Agribank Thái Thụy nói riêng trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế.

Trên cơ sở các vấn đề hiện tại của Agribank Thái Thụy, tác giả đã đƣa ra các giải pháp có tính thực tiễn nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro trong hoạt động cho vay, đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh, an toàn hoạt động và đảm bảo yêu cầu hội nhập.

Quản trị rủi ro trong cho vay là vấn đề lớn, chịu tác động của rất nhiều yếu tố liên quan nên những giải pháp và kiến nghị trong luận văn chỉ phát huy tác dụng khi có sự kết hợp đồng bộ giữa các bộ phận trong ngân hàng các các cơ quan quản lý nhà nƣớc có liên quan trong quá trình thực hiện.

Bên cạnh đó, do phạm vi của đề tài lớn, phức tạp với những biến động vĩ mô rất nhanh chóng trong thời điểm nghiên cứu, do quỹ thời gian hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả xin chân thành cáo lỗi và mong muốn nhận đƣợc sự góp ý để luận văn có thể hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồ Diệu 2015, Quản trị Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội. 2. PGS. TS Nguyễn Liên Hà 2018, “Hiệp ƣớc Basel mới và vấn đề kiểm soát rủi ro trong NHTM”, Tạp chí phân tích kinh tế.

3. Phan Thị Thu Hà 2014, Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Giao thông Vận tải.

4. Lê Văn Hùng 2014, “Rủi ro trong hoạt động tín dụng Ngân hàng - nhìn từ góc độ đạo đức”, Tạp chí Ngân hàng.

5. Trịnh Thanh Huyền 2017, Để Ngân hàng vƣơn ra biển lớn. Điều trị “căn bệnh” nợ xấu của NHTM, Tạp chí tài chính, tháng 5, Tr.20-22,28.

6. Frederic S.Mishkin 1999, Giáo trình Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trƣờng tài chính, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

7. Nguyễn Thị Mùi 2016, Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội.

8. Bùi Thị Kim Ngân 2009, Một số vấn đề nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng, (Số chuyên đề), Tr.29-3 3.

9. Ngân hàng Nhà nƣớc chi nhánh tỉnh Thái Bình (từ 2014 - 2018), báo cáo tổng kết hoạt động ngân hàng, lƣu hành nội bộ.

10. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Chi nhánh Thái Thụy (2014-2018).

11. Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (2014), Sổ tay tín dụng - Lƣu hành nội bộ

12. Peter S.Rose 2014, Quản trị Ngân hàng thƣơng mại, Nhà xuất bản tài chính, Hà Nội.

13. Nguyễn Văn Tiến 2015, Ngân hàng Thƣơng mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

14. Nguyễn Văn Tiến 2013, Quản lý rủi ro trong Kinh doanh Ngân hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

15. Đinh Xuân Hạng, Nguyễn Văn Lộc 2012, Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thƣơng mại, NXB Tài chính;

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) QUẢN LÝ RỦI RO CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH THÁI THỤY​ (Trang 94 -100 )

×