Hoàn thiện các giải pháp xử lý rủi ro, nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thái thụy​ (Trang 88 - 91)

• Phân tích khả năng thu hồi của các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro: Các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro tín dụng của Agribank Thái Thụy chiếm một tỷ trọng đáng kể (nhƣ đã trình bày ở chƣơng 2), cho nên việc phân tích đánh giá khả năng thu hồi và giao kế hoạch thu hồi nợ cho CBTD phải là việc làm thƣờng xuyên. Để làm tốt hơn vấn đề này, cần tập trung vào những nội dung sau:

Thứ nhất, xây dựng kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro trong toàn chi nhánh Agribank Thái Thụy theo năm, chia ra các quý; giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi do cho các chi nhánh loại 3 trực thuộc, đây là chỉ tiêu bắt buộc thực hiện và là cơ sở quyết định việc chi lƣơng kinh doanh đối với các đơn vị.

Thứ hai, tăng cƣờng quản lý nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, bằng các giải pháp sau: tại Hội sở tỉnh thành lập tổ giúp việc cho Giám đốc chỉ đạo các chi

nhánh trực thuộc phân tích nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và giải quyết kịp thời các khó khăn vƣớng mắc của các chi nhánh; tại các chi nhánh loại 3 trực thuộc thành lập tổ phân tích nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đến từng KH vay do lãnh đạo phụ trách kinh doanh làm tổ trƣởng, trên cơ sở phân tích từng khoản nợ khó đòi để giao chỉ tiêu thu nợ cho CBTD.

Thứ ba, đề nghị với các cơ quan bảo vệ pháp luật, chính quyền địa phƣơng tiếp tục phối hợp thu hồi các khoản nợ đọng, nợ khó đòi do nguyên nhân KH có dấu hiệu lừa đảo, trây ỳ (kể cả việc khởi kiện).

Thứ tƣ, sau khi phân tích đánh giá những khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro và làm việc trực tiếp với KH, rất nhiều KH trả ngay đƣợc một phần và xây dựng kế hoạch trả dần trong tƣơng lai. Do vậy NH phải xử dụng biện pháp động viên, phối hợp, tiếp tục hỗ trợ để khôi phục năng lực sản xuất của ngƣời vay, cứu lấy ngƣời vay để họ có thể trả nợ cho NH. Để làm đƣợc điều này về phía NH cán bộ phải giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức về kinh tế xã hội và đặc biệt phải có quá trình làm việc, am hiểu về lịch sử KH. Về phía KH vay vốn phải hội đủ các điều kiện: phải là ngƣời thành thật, có phẩm chất đạo đức tốt, quyết tâm khôi phục lại sản xuất kinh doanh, có ý thức trả nợ NH; ngƣời vay có một số tài sản có giá trị, có thể tổ chức sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận, đủ để trả nợ cũ và nợ mới vay (nếu có). Cách làm này rất phù hợp khi tiến hành thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đối với hộ gia đình, cá nhân, nhất là đối với hộ gia đình, cá nhân sản xuất nông lâm nghiệp. Đây là cách làm vừa có hiệu quả kinh tế xã hội, vừa có tính nhân văn sâu sắc.

• Tăng cƣờng các biện pháp thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro: Sau khi phân tích, xây dựng kế hoạch thu hồi các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro, công việc tiếp theo là phải tổ chức thực hiện kế hoạch đã xây dựng. Để có thể thu hồi đƣợc các khoản nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro đƣợc tốt thì Agribank Thái Thụy phải tiếp tục tiến hành các bƣớc công việc sau:

- CBTD phải thƣờng xuyên bám sát KH, yêu cầu KH trả nợ và giám sát việc thực hiện kế hoạch trả nợ của KH, khi KH xuất hiện các nguồn thu phải kịp thời yêu cầu KH trả nợ NH.

- Các chi nhánh loại 3 trực thuộc, thành lập tổ chuyên trách gồm những cán bộ có năng lực, có kinh nghiệm để phối hợp, hỗ trợ CBTD trong việc xử lý thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Đối với những khoản nợ có dấu hiệu lừa đảo, trây ỳ khẩn trƣơng đề nghị chính quyền địa phƣơng, các cơ quan bảo vệ pháp luật phối hợp cùng giải quyết.

- Thành lập ban chỉ đạo tại Agribank Thái Thụy để giải quyết những khó khăn vƣớng mắc trong quá trình thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro từ cấp dƣới phản ảnh nên, đồng thời báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp trên.

• Bán các khoản nợ xấu

Việc bán các khoản nợ xấu sẽ giúp NH nhanh chóng xử lý đƣợc nợ xấu, thu hồi nợ vay tối đa, tập trung cho công việc kinh doanh mới của mình, thực hiện các biện pháp phòng ngừa nợ xấu hiệu quả mà không chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ việc giải quyết nợ tồn đọng với KH. Bằng việc tham gia thị trƣờng mua bán nợ, NH có thể xem xét bán các khoản nợ xấu cho các công ty mua bán nợ, các NH hoặc các chủ thể kinh tế khác theo quy định hiện hành. Hơn nữa, các chủ thể đƣợc pháp luật cho phép thực hiện việc mua lại các khoản nợ trên thị trƣờng mua bán nợ hoạt động một cách chuyên nghiệp và tận dụng đƣợc những lợi thế về thông tin, quy mô, quyền hạn… và đặc biệt là qua đó NH có thể đạt đƣợc hai mục đích: thứ nhất là chuyển rủi ro sang đối tƣợng khác, thứ hai là tiết kiệm đƣợc nguồn lực về con ngƣời, thời gian cho công việc khác, tăng tốc độ và khối lƣợng công việc thực hiện.

Chính phủ đã thành lập Công ty Quản lý tài sản Việt Nam (VAMC), mục tiêu chính của VAMC là góp phần xử lý nợ xấu của các TCTD về mức an toàn; thêm khả năng tái tạo vốn chi các TCTD để thúc đẩy nguồn cho vay

đối với nền kinh tế, góp phần giảm lãi suất cho vay. Agribank cũng đã đƣợc NHNN chấp thuận thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và Khai thác tài sản, công ty này đƣợc thực hiện các hoạt động nhƣ: tiếp nhận, quản lý các tài sản bảo đảm nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, tài sản gán nợ, tài sản Tòa án giao cho NH theo các quyết định, bản án…) liên quan đến khoản nợ để xử lý, thu hồi vốn nhanh nhất. Xử lý tài sản bảo đảm nợ vay bằng các biện pháp thích hợp: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán, cho thuê, khai thác kinh doanh, góp vốn, liên doanh bằng tài sản để thu hồi nợ. Chủ động bán các tài sản bảo đảm nợ vay thuộc quyền định đoạt của NH theo giá thị trƣờng (giá bán tài sản có thể cao hoặc thấp hơn giá trị nợ tồn đọng) theo hình thức phù hợp với quy định của pháp luật. Đây là điều kiện thuận lợi để chi nhánh có thể bán các khoản nợ xấu trên thị trƣờng mua bán nợ khá phổ biến hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro cho vay tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thái thụy​ (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)