Vào những năm 1940, Abraham Maslow đã đưa ra lý thuyết về tháp nhu cầu của con người, trong đó giả định con người có 5 cấp bậc theo thứ tự từ thấp đến cao,
tương ứng5 loại nhu cầu của con người.
Theo lý thuyết này, các nhu cầu bên dưới trong tháp phải được thỏa mãn và đáp ứng trước khi có thể tiến lên những bậc cao hơn. Điều này có nghĩa là con người chỉ có những nhu cầu cao hơn sau khi những nhu cầu thấp hơn, cơ bản hơn đã được đáp ứng. Cụ thể, Maslow cho rằng con người được thúc đẩy bởi 5 cấp bậc nhu cầu bao gồm: nhu cầu về sinh lý, nhu cầu về an toàn - được bảo vệ, nhu cầu xã hội - kết nối, nhu cầu được tôn trọng và nhu cầu được thể hiện mình.
Chất lượng và giá trị
dịch vụ cung cấp Lòng trung thành
của nhân viên
Kết quảlàm việc
của nhân viên Chất lượng dịch vụ nội bộ Sựhài lòng của nhân viên Sựhài lòng của khách hàng Lòng trung thành của khách hàng Doanh thu Lợi nhuận
Bảng 2.1: Các cấp bậc của tháp nhu cầu Maslow
Cấp bậc nhu cầu Mô tả
Nhu cầu về sinh lý Là những nhu cầu cơ bản tối thiểu của con người như nhu cầu
về ăn uống, nơi ở, quần áo,.... Nhu cầu về an toàn
- được bảo vệ
Một khi nhu cầu về sinh lý được đáp ứng, con người sẽ quan tâm đến sự an toàn và đảm bảo cho bản thân.
Nhu cầu xã hội - kết nối
Còn gọi là nhu cầu xã hội - kết nối. Sau khi đáp ứng được các yếu tố về an toàn và đảm bảo như sức khoẻ, tài sản, tính mạng của mình thì con người sẽ nảy sinh nhu cầu được giao tiếp và kết nối với xã hội, xây dựng các mối quan hệ với những người khác xung quanh mình.
Nhu cầu được tôn trọng
Cao hơn mức nhu cầu tương tác với xã hội, con người sẽ mong muốn mình được người khác công nhận, tôn trọng và là một phần quan trọng của mối quan hệ mà người đó đang tham gia. Nhu cầu được thể
hiện mình
Đây là mức nhu cầu cao nhất mà con người có thể đạt được, đó là nhu cầu được phát triển và hoàn thiện bản thân.
Nguồn: Maslow, 1943
Theo Simply Psychology, mô hình tháp nhu cầu của Maslow được chia thành 2
nhóm là nhóm nhu cầu thiếu hụt (deficiency needs) và nhóm nhu cầu tăng trưởng (Growth needs). Trong đó 4 cấp bậc đầu tiên được xếp vào nhóm nhu cầu thiếu hụt và yếu tố cao nhất của tháp được xếp vào nhóm nhu cầu tăng trưởng. Con người khi nằm trong nhóm nhu cầu thiếu hụt sẽ có động lực mạnh mẽ khiến họ khao khát đạt được chúng. Và động lực thúc đẩy họ đạt được những nhu cầu này sẽ tỉ lệ thuận với với thời gian mà họ phải trải qua. Tức là nếu thời gian khao khát đạt được nhu cầu càng lâu thì động lực thôi thúc họ đạt được chúng càng mạnh mẽ. Ví dụ như khao khát được ăn của một người đang đói sẽ càng tăng lên mãnh liệt nếu người đó nhịn đói càng lâu.
Lý thuyết về thápnhu cầu Maslow có thể được áp dụng vào việc gia tăng lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức. Để làm được việc đó, nhà quản trị cần biết được chính xác cấp dưới của mình đang cần gì, sau đó cho họ cơ hội để đạt được và quan trọng nhất là luôn động viên họ trong quá trình phấn đấu. Có thể thấy, nhu cầu về vật chất là nhu cầu cơ bản và là nhu cầu đầu tiên trong tháp nhu cầu của con người. Do vậy, xây dựng lòng trung thành của nhân viên không nhất thiết lúc nào cũng đòi hỏi phải gia tăng về mặt vật chất, mà đôi khi, tinh thần cũng góp phần không nhỏ trong việc giữ chân nhân viên gắn bó với tổ chức thông qua việc đảm bảo cho nhân viên môi trường làm việc an toàn, xây dựng văn hóa doanh nghiệp thân thiện, gần gũi, gia tăng nhu cầu được thể hiện của nhân viên tuỳ thuộc vào vị trí mà họ đang đứng trên tháp nhu cầu.