0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Một số nghiên cứu liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến lòng trung

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 34 -36 )

thành của nhân viên

2.2.5.1. Nghiên cứu của Boeve (2007)

Boeve (2007) nghiên cứu sự thỏa mãn công việc của các giảng viên khoa vật lý trị liệu của các trường đại học y khoa Hoa Kỳ dựa trên học thuyết hai nhân tố của Herzberg và chỉ số mô tả công việc của Smith và cộng sự (1969). Theo đó, nhân tố thỏa mãn công việc được chia thành 2 nhóm: (1) nhóm nhân tố bên trong bao gồm bản chất công việc và cơ hội thăng tiến, (2) nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: lương bổng, sự hỗ trợ của cấp trên và quan hệ với đồng nghiệp. Nghiên cứu được thực hiện nhằm kiểm định hai lý thuyết trên với công việc của tác giả. Trong nghiên cứu của Boeve, các chỉ số thống kê định lượng như hệ số Cronbach’s Alpha, hệ số tương quan Spearman và hồi quy tuyến tính được sử dụng. Kết quả phân tích tương quan của 5 nhân tố hài lòng công việc JDI cho thấy các nhân tố như cơ hội thăng tiến, bản chất công việc và quan hệ với đồng nghiệp có sự tương quan mạnh mẽ nhất với sự hài lòng trong khi nhân tố sự hỗ trợ của cấp trên và lương bổng có tương quan ít hơn với sự thỏa mãn trong công việc của các giảng viên. Ngoài ra, phân tích hồi quy tuyến tính cũng cho thấy bên cạnh 4 nhân tố bao gồm: bản chất công việc, quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến và hỗ trợ của cấp trên thì yếu tố thâm niên công tác trong các khoa cũng ảnh hưởng đến sự hài lòng của các giảng viên.

2.2.5.2. Nghiên cứu của Chew (2005)

Chew (2005) nghiên cứu sự ảnh hưởng của các hoạt động quản trị nguồn nhân lực đến việc giữ chân các nhân viên cốt lõi ở các tổ chức ở Úc. Trong nghiên cứu này, tác giả đã chỉ ra rằng lòng trung thành của nhân viên bao gồm 9 nhân tố: (1) sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, (2) lương, thưởng, phúc lợi, (3) đào tạo và cơ hội thăng tiến, (4) cơ hội được thử thách, (5) sự hỗ trợ của cấp trên, (6) quan hệ với đồng nghiệp, (7) văn hoá tổ chức, (8) môi trường làm việc và (9) truyền thông của tổ chức. Nghiên cứu cũng chỉ ra có 5 yếu tố ảnh hưởng đến ý định nghỉ việc của nhân viên bao gồm: (1) sự phù hợp giữa cá nhân và tổ chức, (2) lương, thưởng, phúc lợi, (3) đào tạo và cơ hội thăng tiến, (4) quan hệ với đồng nghiệp và (5) môi trường làm việc. Cụ thể, lòng trung thành đóng vai trò là nhân tố trung gian giữa quan hệ giữa nhân viên và tổ

chức. Quan hệ nhân viên - tổ chức càng tốt thì lòng trung thành nhân viên có xu

hướng càng tăng và vì vậy, nhân viên ít có ý định nghỉ việc và họ càng có xu hướng gắn bó lâu dài với tổ chức đó. Nói cách khác thì sự gắn bó của nhân viên dành cho tổ chức cũng bị ảnh hưởng bởi 5 nhân tố nêu trên.

2.2.5.3. Nghiên cứu của Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014)

Bùi Thị Minh Thu và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2014) đã tiến hành một nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên sản xuất trực tiếp tại Tổng công ty Lắp máy Việt Nam (Lilama). Sau quá trình nghiên cứu sơ bộ bằng phương pháp thảo luận nhóm với ban quản trị, phỏng vấn nhân viên và tiếp thu ý kiến của chuyên gia, nhóm tác giả xác định mô hình nghiên cứu của mình tương đồng với mô hình các yếu tố động viên của Kovach (1987) nhưng bổ sung thêm yếu tố văn hoá doanh nghiệp vào mô hình nghiên cứu. Sau quá trình phân tích tương quan, hồi quy

bội và hồi quy đa biến, nghiên cứu nhận thấy có 7 nhân tố ảnh hưởng đến động lực

làm việc của nhân viên bao gồm: (1) văn hoá tổ chức, (2) bản chất công việc, (3) đào tạo và cơ hội thăng tiến, (4) điều kiện làm việc, (5) lương - thưởng - phúc lợi, (6)

quan hệ với đồng nghiệp, (7) phong cách lãnh . Cụ thể, lương - thưởng - phúc lợi

cùng với văn hoá tổ chức là 2 nhân tố có ảnh hưởng mạnh nhất. Kết quả thu được từ nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng để các nhà quản trị xây dựng các chiến lược phù hợp và có những kế hoạch để phát triển nguồn nhân lực của Lilama.

2.2.5.4. Nghiên cứu của Eskildsen và cộng sự (2004)

Eskildsen và cộng sự (2004) đã nghiên cứu về các nhân tố có ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc và lòng trung thành của nhân viên cũng như kiểm định giả thuyết

sự khác nhau về độnglực làm việc và sự hài lòng công việc giữa các nhân viên có

tính cách khác nhau. Nghiên cứu được thực hiện trên 9.623 nhân viên làm việc tại các quốc gia Bắc Âu và kết quả tìm ra được 5 nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn và lòng trung thành của nhân viên bao gồm: (1) sự cộng tác từ đồng nghiệp, (2) công tác quản lý, (3) môi trường làm việc, (4) sự hợp tác của cấp trên, (5) thu nhập và viễn cảnh tương lai. Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy nhân viên Đan Mạch có mức độ hài lòng công việc cao hơn nhân viên ở các quốc gia Bắc Âu khác cũng như sự hài lòng có xu hướng tỷ lệ thuận với thâm niên, vị trí công tác, quy mô tổ chức và tỷ lệ nghịch với trình độ học vấn của người lao động.

Một phần của tài liệu CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LÒNG TRUNG THÀNH CỦA NHÂN VIÊN TẠI CÁC CÔNG TY DỊCH VỤ KỸ THUẬT DẦU KHÍ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU (Trang 34 -36 )

×