Kiểm định Chi bình phương (𝜒𝜒2)được dùng nhằm đo lường sự độc lập của một
cặp biến (Gosall, 2012). Nếu các biến có tương quan chặt chẽ với nhau, hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra, khi đó sẽ xuất hiện một hiện tượng thống kê mà hai hay nhiều biến dự báo trong mô hình hồi quy bội có tương quan cao với nhau, hay nói cách khác, các biến độc lập trong mô hình phụ thuộc lẫn nhau và thể hiện được dưới dạng hàm số, sự tăng giảm của biến này dẫn đến sự tăng giảm tương ứng của biến kia (Phan Thị Hồng Vân, 2019). Điều này cần hết sức lưu ý vì khi đó, các phát biểu mà người làm nghiên cứu đưa ra gần như trùng nhau. Dấu hiệu nghi ngờ hiện tượng đa cộng tuyến là hệ số Pearson khi đó lớn hơn 0,3 và giá trị Sig. tương quan giữa các biến độc lập nhỏ hơn 0,05. Khi gặp phải nghi ngờ này, việc kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến cần được xem xét khi phân tích hồi quy thông qua hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor) hoặc giá trị chấp nhận (Tolerance), với VIF chính là nghịch đảo của giá trị chấp nhận. Nếu hệ số VIF ghi nhận có trị số càng nhỏ thì hiện tượng đa cộng tuyến sẽ giảmvà nếu giá trị VIF > 10 thì có thể kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2008).
Ngoài ra, trong quá trình phân tích hồi quy, việc kiểm định hiện tượng tự tương
quan thông qua hệ số Durbin - Watson cũng cần được chú ý tới. Theo đó, nếu giá trị
của hệ số Durbin - Watson càng gần 2 thì có kể khẳng định mô hình không có tự
Phân tích hồi quy bội là phương pháp thống kê được áp dụng để phân tích mối
quan hệ giữa các biếnphụ thuộc và các biến độc lập với giả định cho rằng có nhiều
hơn một biến độc lập có ảnh hưởng đến biến phụ thuộc (Srivastava, 2011). Phân tích hồi quy bội nhằm kiểm định sự phù hợp của mô hình nghiên cứu, kiểm định các giả
thuyết nhằm xác định mức độ ảnhhưởng của các yếu tố đến lòng trung thành nhân
viên thông qua hệ số Beta.
Mô hình hồi quy tuyến tính bội và kiểm định với mức ý nghĩa 5% như sau: 𝑌𝑌 = 𝛽𝛽0+ 𝛽𝛽1𝑋𝑋1+ 𝛽𝛽2𝑋𝑋2+ 𝛽𝛽3𝑋𝑋3 + 𝛽𝛽4𝑋𝑋4+ 𝛽𝛽5𝑋𝑋5 + 𝛽𝛽6𝑋𝑋6+ 𝛽𝛽7𝑋𝑋7
Trong đó: X1: lương - thưởng - phúc lợi; X2: môi trường làm việc; X3: bản chất công việc; X4: đào tạo và cơ hội thăng tiến; X5: sự hỗ trợ của cấp trên và đồng nghiệp;