Mô hình JDI

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 32 - 34)

Phương pháp được sử dụng để đánh giá sự hài lòng trong công việc nhiều nhất là sử dụng chỉ số mô tả công việc JDI (Smith, Kendall & Hulin, 1969). Mô hình này cung cấp cách tiếp cận đa nhân tố để đo lường sự thỏa mãn liên quan đặc điểm công

việc (Luthans, 1989). Cụ thể, thang đo này đánh giá 5 nhân tố bao gồm: (1) Công

việc, (2) Lương thưởng, (3) Thăng tiến, (4) Giám sát, (5) Đồng nghiệp trải dài qua tổng cộng 72 mục, mỗi nhân tố có từ 9 đến 18 mục. Mỗi mục được đánh giá bằng các

tính từ hoặc các câu ngắn để mô tả về công việc. Người được khảo sát sẽ trả lời là

“có”, “không” hoặc “không rõ” cho mỗi nhân tố và mô tả cho từng mục được cung cấp đi kèm với mỗi nhân tố đó. Mỗi mục được lượng hoá bằng các con số theo thang điểm nhằm đánh giá sự hài lòng của người được khảo sát dành cho công việc. Mô hình này chứa đựng cả những hàm ý tích cực và tiêu cực nhằm thể hiện sự khách quan khi khảo sát.

Sơ đồ 2.4: Chỉ số mô tả công việc của Smith, Kendall và Hullin

Nguồn: Smith, Kendall và Hullin, 1969

Nhìn chung, mô hình JDI tiếp cận sự thỏa mãn công việc tương đối gián tiếp. Mặc dù công cụ hỏi người khảo sát về mô tả công việc của người đó, sự mô tả này có thể phần nào bao hàm được đánh giá của người trả lời về công việc hơn chỉ là cảm

nhận về nó (Harpaz, 1983). Tuy nhiên, Smith và cộng sự(1969) đã kết luận rằng các

thang đo của JDI có khả năng đánh giá sự hội tụ và phân biệt rất tốt, đặc biệt đối với những yếu tố dựa vào nhiều sự phân biệt nhất. Vroom (1964) nhận xét JDI và một

Tính chất công việc

1. Khảnăng hoàn thành công việc

2. Công việc nhàm chán

3. Thỏa mãn công việc bản thân 4. Công việc không đáng quan tâm 5. Công việc đòi hỏi thách thức

Thanh toán tiền lương

1. Trảlương công bằng

2. Trảlương không đầy đủ

3. Thu nhập không tương xứng 4. Trảlương rất tốt

5. Không đảm bảo trong việc trả lương

Thăng tiến

1. Thời cơ tốt đểthăng tiến 2. Không có cơ hội thăng tiến

3. Thăng tiến nhờvào năng lực

4. Nhiều cơ hội đểthăng tiến 5. Chính sách không công bằng

Giám sát

1. NLĐ được khen ngợi làm việc tốt

2. NLĐ bịquấy rầy khi làm việc

3. NLĐ xửlý khéo léo công việc

4. NLĐ xửlý không tốt công việc

5. NLĐ không cập nhật công việc

Đồng nghiệp 1. Có ích 2. Nhàm chán 3. Thông minh 4. Lười biếng 5. Trách nhiệm

công cụ tuyệt vời để đánh giá sự thỏa mãn trong công việc khi cho rằng đây là thang đo được xây dựng cẩn thận nhất để đo lường sự hài lòng công việc ở thời điểm hiện tại.

Hạn chế lớn nhất của mô hình JDI ở chỗ nó chỉ đánh giá sự hài lòng công việc qua 5 nhân tố, chủ yếu là các nhân tố cốt lõi nên không đánh giá được chính xác mức độ thỏa mãn của nhân viên trong tổ chức. Ngoài ra, JDI không không có thang đo đánh giá chung (Võ Thanh Quang, 2016). Tuy nhiên, thang đo này thực tế được mở

rộng trong các nghiên cứu về tâm lý nghề nghiệp để đánh giá sự thỏa mãn của nhân

viên. Vì vậy, JDI được chứng minh là một công cụ có giá trị (Spector, 2006)

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành của nhân viên tại các công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(175 trang)