Với xu thế toàn cầu hoá mạnh mẽ của thời đại công nghiệp 4.0, sự cạnh tranh giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng trở nên khốc liệt và gay gắt. Việt Nam không nằm ngoài guồng quay này khi các đường lối, chính sách của Đảng và nhà nước qua các kỳ Đại hội đều nhấn mạnh đến sự cần thiết và cấp bách của việc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông lâm nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ. Điều này làm cho ngành dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ kỹ thuật dầu khí trở thành một trong những ngành được ưu tiên phát triển trong thời kỳ mới. Hơn nữa, Việt Nam với vị trí địa lý thuận lợi với đường bờ biển dài, gần trung tâm của Đông Nam Á, giáp biển Đông, nơi có hoạt động khai thác, thương mại dầu khí nhộn nhịp và trữ lượng dầu khí khổng lồ đem đến cho Việt Nam nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển ngành dầu khí nói chung và dịch vụ kỹ thuật dầu khí nói riêng thành trung tâm của khu vực và trên thế giới. Với mục tiêu này, yêu cầu phải có những biện pháp thúc đẩy mảng dịch vụ dầu khí phù hợp. Để làm được điều
này đòi hỏi phải quan tâm vấn đề con người chú trọng phát triển nguồn nhân lực dịch vụ kỹ thuật thật sự giỏi và mạnh. Nhận thức được tầm quan trọng của yếu tố con người đến sự phát triển của ngành, nhà nước và tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam đã có một số nghị quyết, quyết định tạo nên bộ khung định hướng cho sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của ngành dầu khí nói riêng và dịch vụ kỹ thuật dầu khí nói chung ở Việt Nam như sau:
“Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tập đoàn dầu khí Việt Nam giai đoạn 2009 - 2015 và định hướng đến năm 2025" và “Kế hoạch triển khai chiến lược đào tạo và phát triển nhân lực giai đoạn 2010 - 2015" được tập đoàn dầu khí Việt Nam phê duyệt với mục tiêu “xây dựng một đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, khoa
học - công nghệ và công nhân kỹ thuật dầu khí Việt Namđồng bộ, có trình độ chuyên
môn kỹ thuật, khoa học công nghệ, nghiệp vụ quản lý và điều hành ngang tầm quốc tế để tự điều hành các hoạt động dầu khí trong nước và nước ngoài với hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với chiến lược phát triển ngành dầu khí Việt Nam" (Nguyễn Ngọc Linh, 2021)
Quyết định số 1748/QĐ-TTg ngày 14/10/2015 do Thủ tướng ban hành Chiến
lược phát triển ngành dầu khí đến năm 2025 và định hướng 2035 đã đặt ra chủ trương cho ngành dầu khí Việt Nam phát triển đi đôi với phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình, nhấn mạnh đến yếu tố nhân lực trình độ cao để làm chủ kỹ thuật công nghệ tiên tiến, hiện đại trong môi trường làm việc quốc tế. Đây là cơ sở và khung pháp lý cần thiết để tạo động lực cho ngành dầu khí có những bước chuyển mình trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của mình.
Thực hiện quyết định 1748/QĐ-TTg của Chính phủ và để nâng cao chất lượng
nguồn nhân lực cho ngành dầu khí đáp ứng nhu cầu phát triển, tập đoàn dầu khí đã xây dựng chiến lược đào tạo cụ thể tiếp theo cho giai đoạn 2011 đến 2015. Trong đó, các giải pháp chủ yếu là tăng cường đào tạo chuyên sâu ngắn hạn và dài hạn cho các trình độ thạc sĩ, tiến sĩ với nhiều hình thức khác nhau, chú trọng đào tạo chuyên gia ở các lĩnh vực chuyên môn, tập trung đào tạothạc sĩ chuyên sâu ở các đơn vị sản xuất kinh doanh, đào tạo tiến sĩ ở các đơn vị nghiên cứu khoa học.
Những hành động, quyết định, chiến lược kể trên là một vài trong rất nhiều nỗ lực của nhà nước và tập đoàn dầu khí Việt Nam cùng với các doanh nghiệp phối hợp để hiện thực hóa mục tiêu phát triển toàn diện ngành dầu khí, tạo động lực vững chắc để góp phần đưa nền kinh tế phát triển và thịnh vượng, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.