Như đã đề cập , đề tài nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam với 4 mô hình hồi quy; căn cứ vào các cơ sở lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trong cũng như ngoài nước, đề tài đưa ra các giả thuyết nghiên cứu về ảnh hưởng của các biến độc lập và các biến kiểm soát như sau:
3.2.3.1. Quản trị vốn lưu động đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động
Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, lý thuyết chi phí giao dịch và lý thuyết dựa vào giá trị đều gợi ý rằng các doanh nghiệp cần tập trung quản trị vốn lưu động hiệu quả nhằm đảm bảo khả năng tạo tiền, tức là thông qua rút ngắn chu kỳ vốn lưu động - chu kỳ luân chuyển tiền trong kinh doanh sẽ góp phần tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh. Các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước cũng đã kiểm định và khẳng định mối quan hệ nói trên, chẳng hạn như Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014); tuy nhiên quản trị vốn lưu động không có ý nghĩa thống kê trong nghiên cứu của Hashem Valipour và các cộng sự (2012), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016). Như vậy, giả thiết cho nhân tố chu kỳ vốn lưu động đại diện cho quản trị vốn lưu động như sau:
H0: Chu kỳ vốn lưu động không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh H1: Chu kỳ vốn lưu động tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
3.2.3.2. Thời gian luân chuyển tồn kho
Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, thời gian luân chuyển tồn kho rút ngắn sẽ rút ngắn chu kỳ vốn lưu động và tác động tích cực đến khả năng tạo tiền
từ hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp; và ngược lại. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu thực nghiệm có những kết quả khác biệt nhau; cụ thể là thời gian luân chuyển tồn kho có thể tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận theo nghiên cứu của Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016), trong khi đó kết quả nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Chu ThịThu Thủy (2014) đưa ra kết luận ngược lại. Như vậy, giả thiết cho nhân tố thời gian luân chuyển tồn kho như sau:
H0: Thời gian luân chuyển tồn kho không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
H1: Thời gian luân chuyển tồn kho tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.
3.2.3.3. Thời gian thu tiền bán hàng
Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, thời gian thu tiền bán hàng rút ngắn sẽ rút ngắn chu kỳ vốn lưu động và tác động tích cực đến khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp; và ngược lại. Tác động ngược chiều của thời gian thu tiền bán hàng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp được kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009) Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010) Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014) Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010) Chu Thị Thu Thủy (2014). Như vậy, giả thiết cho nhân tố thời gian thu tiền bán hàng như sau:
H0: Thời gian thu tiền bán hàng không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
H1: Thời gian thu tiền bán hàng tác động ngược đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.
3.2.3.4. Thời gian trả tiền mua hàng
Theo lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, thời gian trả tiền mua hàng rút ngắn sẽ kéo dài chu kỳ vốn lưu động và tác động tiêu cực đến khả năng tạo tiền từ hoạt động kinh doanh cũng như khả năng tạo lợi nhuận của doanh nghiệp; và ngược lại. Tác động cùng chiều của thời gian trả tiền mua hàng đến dòng tiền hoạt động kinh doanh cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp được kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014). Như vậy, giả thiết cho nhân tố thời gian trả tiền mua hàng như sau:
H0: Thời gian trả tiền mua hàng không tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh
H1: Thời gian trả tiền mua hàng tác động cùng chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh.
Bảng 3.1 tổng hợp giả thuyết nghiên cứu, đưa ra kỳ vọng tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của quản trị vốn lưu động (WCM) được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động với 3 thành phần là thời gian luân chuyển tồn kho (ID), thời gian thu tiền bán hàng (RD) và thời gian trả tiền mua hàng (PD), và của bốn biến kiểm soát là quy mô doanh nghiệp (SIZE), khả năng tăng trưởng (GROWTH),tỷ số nợ (LEV) và hệ số khả năng thanh toán hiện thời (LIQ).
Bảng 3.1.Tổng hợp kỳ vọng dấu tác động biến
Biến Ký hiệu Tác
động
Bằng chứng thực nghiệm
Quản trị WCM + Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), vốn lưu Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Aymen động Telmoudi và các cộng sự (2010), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Ali
Asghar Sameni1 và Razieh Fakour (2019) Thời
gian tồn kho
ID - Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016), Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016)
Thời gian thu tiền bán hàng
RD - Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014).
Thời gian trả tiền mua hàng
PD + Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014)
Quy mô doanh nghiệp
SIZE + Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016)
Khả năng tăng trưởng
GROWTH + Hashem Valipour và các cộng sự (2012), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014).
Tỷ số nợ LEV - Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016), Afza, T. và Nazir, M.S. (2008).
Khả LIQ - Polycarp Waema và Tabitha Nasieku(2016),
năng Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010),
thanh Panigrahi(2014), Phan Gia Quyền và Bùi Văn toán hiện Huy (2016), Afza, T. và Nazir, M.S. (2008). thời