Lý thuyết chi phí giao dịch (Transaction cost theory of the firm):

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN DÕNG TIỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 25)

Lý thuyết chi phí giao dịch lần đầu tiên được phát triển bởi Commons năm 1934, công nhận rằng giao dịch là thành phần cơ bản của phân tích kinh tế trong một tổ chức. Nội dung lý thuyết tìm cách giải thích lý do tại sao doanh nghiệp tồn tại, và lý do tại sao các doanh nghiệp mở rộng hoặc mở ra các hoạt động bên ngoài.

Lý thuyết mặc nhiên cho rằng các doanh nghiệp cố gắng giảm thiểu các chi phí trao đổi nguồn lực và giảm thiểu các chi phí hành chính của các giao dịch trong doanh nghiệp. Theo thời gian, các doanh nghiệp tìm kiếm những cách tiết kiệm hơn trong giao dịch, ngược lại với các chi phí hành chính thực hiện các hoạt động nội bộ. Lý thuyết nhận thấy các định chế và thị trường tồn tại nhiều hình thức khác nhau có thể tổ chức và điều phối các giao dịch kinh tế. Khi chi phí giao dịch bên ngoại cao hơn so với chi phí nội bộ của doanh nghiệp, doanh nghiệp sẽ phát triển, bởi vì các doanh nghiệp có thể thực hiện các hoạt động với chi phí thấp

hơn, hơn là nếu các hoạt động được thực hiện trên thị trường. Như vậy, doanh nghiệp sẽ mở rộng hoạt động ra ngoài nếu có thể thực hiện với chi phí thấp hơn hoạt động nội bộ và chi phí giao dịch phát sinh khi hàng hóa hoặc dịch vụ được chuyển đổi từ giai đoạn này sang giai đoạn khác; và theo đó, lý thuyết này gợi ý doanh nghiệp tập trung vào quản trị vốn lưu động để tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh.

2.2. Các nghiên cứu thực nghiệm trước có liên quan

2.2.1. Các nghiên cứu nước ngoài

Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009) mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động, dòng tiền hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính doanh nghiệp bằng cách sử dụng phân tích hồi quy dữ liệu bảng động (Dynamic panel data). Những phân tích của nghiên cứu này dựa vào dữ liệu của 5802 doanh nghiệp phi tài chính của Mỹ, niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán New Y ork, Sở giao dịch chứng khoán Mỹ, thị trường chứng khoán NASDAQ và thị trường phi chính thức trong giai đoạn 1990 - 2004 với 87030 quan sát. Kết quả nghiên cứu gợi ý rằng nhà quản trị có thể gia tăng lợi nhuận và dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách rút ngắn chu kỳ tiền, trong đó tập trung vào các biện pháp rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu còn phát hiện rằng rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho và kéo dài thời gian trả tiền mua hàng không tác động tích cực mà lại tác động tiêu cực đến lợi nhuận và dòng tiền hoạt động kinh doanh.

Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010) nghiên cứu các yếu tố tác động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại Tunisia bằng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với 3 mô hình là bình phương nhỏ nhất thông thường (OLS), mô hình tác động cố định (FEM) và mô hình tác động ngẫu nhiên (REM). Dữ liệu nghiên cứu căn cứ báo cáo tài chính của 25 doanh nghiệp từ năm 1996 đến năm 2002. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng biến phụ thuộc là dòng tiền hoạt động kinh doanh chịu tác động ngược chiều bởi thời gian thu tiền bán hàng và thời gian luân chuyển tồn kho, nhưng lại chịu tác động cùng chiều bởi thời gian trả tiền mua hàng và tỷ suất lợi nhuận gộp

trên doanh thu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cho thấy biến động doanh thu và thu nhập không có ý nghĩa giải thích cho dòng tiền hoạt động kinh doanh.

Atefeh Rashvand và Yodollah Tariverdi (2015) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính đa biến với dữ liệu bảng. Mẫu nghiên cứu là 184 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran từ năm 2009 đến năm 2013, mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả này gồm các biến độc lập là quy mô doanh nghiệp, thanh khoản và độ bẩy hoạt động. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng thanh khoản có tác động trực tiếp đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, trong khi đó quy mô doanh nghiệp và độ bẩy hoạt động không có ý nghĩa giải thích cho dòng tiền hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Hashem Valipour và các cộng sự (2012) nghiên cứu mối quan hệ giữa vốn lưu động, dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động của các doanh nghiệp niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran bằng phương pháp phân tích hồi quy với dữ liệu bảng, mẫu nghiên cứu là 52 doanh nghiệp trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2009. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng có mối quan cùng chiều giữa vốn lưu động và lợi nhuận hoạt động, tuy nhiên vốn lưu động không có ý nghĩa giải thích cho dòng tiền hoạt động kinh doanh. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu lại gợi ý có sự xuất hiện của nhân tố khả năng tăng trưởng, khả năng thanh toán nhằm giải thích cho biến động dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động theo hướng cùng chiều.

Lina Warrad (2015) nghiên cứu tác động của vốn lưu động ròng đến khả năng thanh toán ngắn hạn của các doanh nghiệp thể hiện qua tác động đến dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh theo phương pháp hồi quy tuyến tính đơn biến. Mẫu nghiên cứu là 12 doanh nghiệp thuộc nhóm ngành năng lượng và công nghiệp tại Jordan trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến năm 2011. Kết quả nghiên cứu khẳng định có tác động cùng chiều của vốn lưu động ròng đến dòng tiền ròng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

quản trị vốn lưu động, hiệu quả tài chính và dòng tiền hoạt động kinh doanh của tất cả các doanh niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Tehran, thời gian nghiên cứu từ năm 2005 đến năm 2009 theo phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy. Mô hình nghiên cứu gồm biến phụ thuộc là tỷ suất lợi nhuận hoạt động trên doanh thu và tỷ lệ dòng tiền hoạt động kinh doanh trên doanh; biến độc lập là chu kỳ tiền, thời gian luân chuyển tồn kho, thời gian thu tiền bán hàng và thời gian trả tiền mua hàng; biến kiểm soát là khả năng tăng trưởng và quy mô doanh nghiệp. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhà quản trị doanh nghiệp có gia tăng dòng tiền hoạt động kinh doanh bằng cách rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho.

Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014) nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến hiệu quả tài chính của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi (Kenya). Mẫu nghiên cứu là 42 doanh nghiệp và nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng căn cứ dữ liệu lấy từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên từ năm 2006 đến năm 2012. Kết quả hồi quy theo mô hình tác động ngẫu nhiên và bình phương tối thiểu tổng quát khả thi (FGLS) cho thấy doanh nghiệp cần chủ động trong tiếp cận nguồn tài trợ và đầu tư bảo thu sẽ tác động tích cực hiệu quả tài chính, như vậy nghiên cứu này hàm ý doanh nghiệp rút ngắn chu kỳ vốn lưu động sẽ tác động tích cực đến dòng tiền hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp.

Polycarp Waema và Tabitha Nasieku(2016) kết quả nghiên cứu chỉ ra

có mối quan hệ nghịch biến giữa quản lý công nợ, hàng tồn kho ,tiền mặt với hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất tại Sở giao dịch chứng khoán Nairobi(Kenya) trong giao đoạn 2005 đến 2014.Kết luận rằng quản lý vốn lưu động đã có ảnh hưởng đáng kể đến hiệu quả tài chính của các công ty sản xuất tại Kenya trong vòng 10 năm trở lại.

2.2.2. Các nghiên cứu trong nước

Bùi Ngọc Toản (2016) kiểm định tác động của chính sách vốn lưu động đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản của các doanh nghiệp ngành bất động sản

Việt Nam bằng phương pháp phân tích hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng, bao bao gồm: hồi quy gộp (Pooled OLS), mô hình các tác động cố định (FEM) và mô hình các tác động ngẫu nhiên (REM) và phương pháp bình phương bé nhất tổng quát khả thi (FGLS). Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tài chính đã kiểm toán của 35 doanh nghiệp thuộc ngành bất động sản niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010 - 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng thời gian thu tiền bán hàng, thời gian luân chuyển tồn kho và chu kỳ luân chuyển tiền có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản. Ngoài ra, tác giả cũng tìm thấy tác động cùng chiều của quy mô doanh nghiệp và tỷ lệ tăng trưởng kinh tế đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản; trong khi đó đòn bẩy tài chính tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời trên tổng tài sản.

Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016) nghiên cứu tác động của quản lý vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết trên HOSE, cụ thể mẫu nghiên cứu là 29 doanh nghiệp thuộc 4 ngành dược phẩm, ngành thép, ngành thực phẩm và ngành thủy sản từ năm 2010 đến 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy chu kỳ vốn lưu động không có ý nghĩa giải thích cho khả năng sinh lời đo lường bởi suất sinh lời trên tài sản; tuy nhiên từng thành phần cấu thành chu kỳ vốn lưu động có tác động đến lợi nhuận nhưng khác nhau giữa các ngành thể hiện qua mô hình hồi qui riêng của từng ngành, cụ thể là ngành thủy sản có thời gian thu tiền bán hàng và thời gian luân chuyển tồn kho tác động ngược chiều đến lợi nhuận, ngành thực phẩm có thời gian trả tiền mua hàng tác động ngược chiều đến lợi nhuận, hai ngành còn lại có lợi nhuận không được giải thích bởi các thành phần của chu kỳ vốn lưu động.

Chu Thị Thu Thủy (2014) nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của công ty cổ phần ngành công nghiệp chế biến, chế tạo niêm yết trên HOSE bằng thống kê mô tả, phân tích tương quan Pearson và phân tích hồi quy theo OLS; mẫu nghiên cứu là 97 công ty trong năm 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối tương quan ngược chiều giữa quản trị vốn lưu động đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động và khả năng sinh lời, có nghĩa là rút

ngắn chu kỳ vốn lưu động cho thấy quản trị vốn lưu động hiệu quả hơn tác động tăng khả năng sinh lời; xét các thành phần của chu kỳ vốn lưu động, nghiên cứu gợi ý tăng cường quản lý khoản phải thu khách hàng nhằm tăng khả năng sinh lời, hay rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng sẽ tác động tích cực đến khả năng sinh lời, và thời gian trả tiền mua hàng có quan hệ cùng chiều với khả năng sinh lời, trong khi đó thời gian luân chuyển tồn kho tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời nhưng lại không có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 10%. Ngoài ra, nghiên cứu gợi ý có quan hệ cùng chiều giữa quy mô doanh nghiệp với khả năng sinh lời, nhưng đòn bẩy tài chính và tỷ lệ đầu tư vào tài sản tài chính có tác động ngược chiều đến khả năng sinh lời.

Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014) nghiên cứu tác động của vốn lưu động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết ở Việt Nam. Nhóm tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng với mô hình các tác động cố định với mẫu nghiên cứu 220 doanh nghiệp niêm yết trên HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Kết quả nghiên cứu cho thấy các biến độc lập đại điện cho quản trị vốn lưu động là thời gian thu tiền bán hàng, thời gian trả tiền mua hàng và thời gian luân chuyển tồn kho đều có tác động ngược chiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn lưu động và khả năng sinh lời của 208 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) trong giai đoạn năm 2006 đến năm 2012, sử dụng phương pháp hồi quy gộp. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc quản trị vốn lưu động hiệu quả thông qua rút ngắn thời gian thu tiền bán hàng và rút ngắn thời gian luân chuyển tồn kho sẽ tác động tích cực đến khả năng sinh lời của các doanh nghiệp, tuy nhiên kết quả lại khác biệt giữa các doanh nghiệp thuộc các nhóm ngành khác nhau.

Phan Gia Quyền và Bùi Văn Huy (2016) nghiên cứu kiểm định mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tính thanh khoản hoạt động của các doanh nghiệp tại Việt Nam trong giao đoạn 2007 đến năm 2014 của 268 doanh

nghiệp được niêm yết trên HOSE và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX). Kết quả phát hiện bằng chứng cho việc quản trị vốn lưu động hiệu quả sẽ cải thiện được tính thanh khoản hoạt động của doanh nghiệp.

2.2.3. Thảo luận các nghiên cứu trước có liên quan

Qua khảo lược các nghiên cứu trước cho thấy quản trị vốn lưu động được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, mối quan hệ này được khẳng định trong nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Lucy W. Mwangi và các cộng sự (2014), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Bùi Ngọc Toản (2016), Chu Thị Thu Thủy (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014). Các nghiên cứu trước không chỉ tiếp cận và kiểm định tác động của chu kỳ vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà còn kiểm định tác động của từng yếu tố cấu thành nên chu kỳ vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, tuy nhiên kết quả kiểm định có những khác biệt nhau, cụ thể như sau:

- Thời gian luân chuyển tồn kho có thể tác động ngược chiều đến dòng tiền hoạt động kinh doanh theo nghiên cứu của Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Keramat Jafari và Hasan Hematti (2014), Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Vương Đức Hoàng Quân và Dương Diễm Kiều (2016), Bùi Ngọc Toản (2016), trong khi đó kết quả nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Chu Thị Thu Thủy (2014) lại đưa ra kết luận ngược lại. - Thời gian thu tiền bán hàng rút ngắn sẽ rút ngắn chu kỳ vốn lưu động và tác động tích cực đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, mối quan hệ này được kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009) Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010) Nguyễn Thị Uyên Uyên và Từ Thị Kim Thoa (2014) Phan Đình Nguyên và Nguyễn Ngọc Trãi (2014) Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010) Chu Thị Thu Thủy (2014).

- Thời gian trả tiền mua hàng rút ngắn sẽ kéo dài chu kỳ vốn lưu động và tác động tiêu cực đến dòng tiền hoạt động kinh doanh, mối quan hệ này được kiểm định và kết luận theo nghiên cứu của Haitham Nobanee và Maryam Al Hajjar (2009), Aymen Telmoudi và các cộng sự (2010), Lucy W. Mwangi và các cộng

sự (2014), Huỳnh Phương Đông và Jyh-Tay Su (2010), Chu Thị Thu Thủy (2014).

Như vậy, các nghiên cứu trước cung cấp bằng chứng thực nghiệm, không chỉ kiểm định cơ sở lý thuyết mà còn gợi ý cho hướng thiết kế mô hình nghiên cứu của đề tài với biến phụ thuộc là dòng tiền hoạt động kinh doanh, biến độc lập là quản trị vốn lưu động được đo lường bởi chu kỳ vốn lưu động với 3 thành phần là thời gian luân chuyển tồn kho, thời gian thu tiền bán hàng và thời gian trả tiền mua hàng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khảo lược 4 lý thuyết nhằm giải thích tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, bao gồm: lý thuyết chu kỳ vốn lưu động, lý thuyết về dòng tiền hoạt động kinh doanh, lý thuyết dựa vào giá trị và lý thuyết chi phí giao dịch.

Ngoài ra, chương 2 đã thực hiện khảo lược 8 nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài và 6 nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, từ đó, chương này đã thảo luận nhằm khẵng định khoảng trống nghiên cứu về tác động của quản trị vốn lưu động

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN DÕNG TIỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 25)