Quy trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN DÕNG TIỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 34)

Nhằm thực hiện mục tiêu nghiên cứu tác động của quản trị vốn lưu động đến dòng tiền hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phi tài chính niêm yết tại Việt Nam, quy trình nghiên cứu của đề tài được thiết kế với các bước như sau:

Bước 1:

Tiếp cận cơ sở lý thuyết và các bằng chứng thực nghiệm có liên quan, đề tài lựa chọn các biến đưa vào mô hình nghiên cứu và dự kiến phương trình hồi quy; đồng thời tiến hành xây dựng giả thiết nghiên cứu.

Bước 2:

Lựa chọn doanh nghiệp đưa vào mẫu nghiên cứu theo các tiêu chí phù hợp với mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu; từ đó, tiến hành thu thập và xử lý dữ liệu theo mô hình nghiên cứu đã có ở bước 1.

Bước 3:

Xác định phương pháp nghiên cứu với những kỹ thuật phân tích và ước lượng cụ thể: thống kê mô tả, phân tích tương quan và phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp hồi quy gộp (Pooled OLS - Pooled Ordinary Least Squares) nếu không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng, mô hình hiệu ứng cố định (FEM - Fixed Effects Model) và mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên (REM - Random Effects Model).

Bước 4:

Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu, có thể sử dụng kiểm định F hoặc kiểm định t với mức ý nghĩa 1%, 5% hoặc 10% nhằm xác định các biến độc lập có ý nghĩa thống kê nhằm giải thích cho biến phụ thuộc; đồng thời tiến hành kiểm định Hausman để lựa chọn giữa FEM với REM, kiểm định Redundant Fixed Effects để lựa chọn giữa FEM và Pooled OLS và kiểm định Lagrange multiplier (LM) để lựa chọn giữa REM và Pooled OLS, qua đó lựa chọn được kết quả hồi quy phù hợp nhất.

Bước 5:

Tiến hành kiểm định các vi phạm (nếu có) của mô hình hồi quy để đảm bảo tính vững chắc cho kết quả nghiên cứu, bao gồm: hiện tượng tự tương quan, phương sai sai số thay đổi; nếu không có các vi phạm này thì kết hợp với bước 4 để thực hiện bước 6; nếu có một trong các vi phạm này thì đề tài sẽ khắc phục bằng phương pháp ước lượng GLS (Generalized Least Square) để tìm ra kết quả hồi quy cuối cùng kèm theo kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tại mục 4 và chuyển sang bước 6.

Bước 6:

Đây là bước cuối cùng của quy trình nghiên cứu, căn cứ kết quả hồi quy, đề tài tiến hành thảo luận, đúc rút kết luận và đưa ra các gợi ý, khuyến nghị có liên quan nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu cũng như giải quyết mục tiêu nghiên cứu đã đề ra.

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG ĐẾN DÕNG TIỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TẠI VIỆT NAM (Trang 33 - 34)