III – QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
11 Quản trị khủng hoảng
Mặc dù đã đưa ra những quyết định tối ưu nhất trong phạm vi có thể, các tổ chức bán lẻ vẫn phải đối mặt với những tình huống rủi ro. Rủi ro có thể là một đám cháy, ống nước hỏng, hoặc thời tiết xấu phá hỏng cửa hàng, một tai nạn trong bãi đậu xe, một tên trộm hoặc tình trạng sức khoẻ kém của chủ sở hữu, sự tăng giá nguồn cung, những thảm hoạ thiên nhiên… Ví dụ như là:
Vụ hoả hoạn xảy ra tại Trung tâm Thương mại Quốc tế ITC (International Trade Center) tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 29/10/2002 đã làm thiêu rụi phần lớn toà nhà và làm chấn động dư luận hành phố Hồ Chí Minh.Vụ hỏa hoạn đã cướp đi sinh mạng 60 người, làm 70 người khác bị thương. Thiệt hại tài sản hơn 32 tỷ đồng.
Mặc dù những rủi ro thường không thể dự đoán trước cũng như các tình huống bất lợi luôn có thể xảy ra, nhưng có một vài nguyên tắc đựơc đặt ra nhằm giảm thiểu những rủi ro:
• Những kế hoạch dự phòng phải được thiết lập để ứng phó với những tình huống rủi ro có thể xảy ra. Đó là lý do tại sao những nhà bán lẻ phải mua bảo hiểm, sao lưu dữ liệu cũng như đầu tư nguồn chiếu sáng để đề phòng trường hợp mất điện, đưa ra các kế hoạch quản trị trong trường hợp chủ sở hữu ở trong tình trạng sức khoẻ kém… Thêm vào đó, tổ chức còn phải thường xuyên kiểm tra danh sách những việc cần phải làm khi xảy ra sự cố, ví dụ như cháy cửa hàng, có tai nạn ở bãi đậu xe…
• Những thông tin cần thiết cần được cung cấp cho các bên liên quan như cứu hoả, cảnh sát, nhân viên, khách hàng và các phương tiện truyền thông khi có sự cố xảy ra.
• Nên hợp tác, tránh xung đột với những bên liên quan.
• Các quyết định nên được đưa ra càng sớm càng tốt, sự lưỡng lự có thể làm tình hình trở nên tồi tệ hơn.
• Chuỗi mệnh lệnh thực hiện các quyết định phải rõ ràng, và việc thực hiện các quyết định phải được đảm bảo đầy đủ thẩm quyền hành động.