III – QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
1 Cấu trúc và kích cỡ cửa hàng
Đối với một tổ chức bán lẻ, định vị cửa hàng ở một khu trung tập mua sắm sẽ tốt hơn ở một khu vực có nhu cầu mua sắm thấp, sử dụng những cơ sở sẵn có sẽ tốt hơn việc xây mới, tận dụng các thiết kế, bố trí cửa hàng được khuyến khích. Tuy nhiên các quyết định này phải phụ thuộc vào chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyết định quan trọng về cấu trúc chuỗi cửa hàng bán lẻ là sử dụng các mẫu cửa hàng, nơi mà nhiều cửa hàng sử dụng một mẫu xây dựng, cách bố trí và những tiêu chuẩn hoạt động tương đối giống nhau. Các hình mẫu của hàng đem lại nhiều lợi ích. Chúng làm cho việc xây dựng và quản trị được dễ dàng, giảm thiểu chi phí xây dựng, đưa ra những chỉ tiêu hoạt động chuẩn, tạo điều kiện để luân chuyển nhân viên giữa các cửa hàng... Tuy nhiên việc phụ thuộc nghiêm ngặt vào một hình mẫu cố định nào đó có thể gây ra sự cứng nhắc, thất bại trong việc khai thác những yếu tố mang tính vùng miền, thiếu sáng tạo.
Bên cạnh việc sử dụng các hình mẫu chuẩn của cửa hàng, một vài chuỗi bán lẻ sử dụng chương trình hợp lý hoá bán lẻ, đòi hỏi mức độ tập trung quản lý cao với những những thủ tục hoạt động trên mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh. Những
khía cạnh hoạt động của một chuỗi bán lẻ hầu như giống nhau đối với một số cửa hàng. Sự quản lý nghiêm ngặt và tiêu chuẩn hoá khiến cho các vấn đề về kĩ thuật đựơc ban hành và quản lý một cách dễ dàng.