Lập kế hoạch lợi nhuận

Một phần của tài liệu quản trị một công việc bán lẻ (Trang 27)

III – QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ

1 – Một số hệ số kinh doanh quan trọng

1.1 Lập kế hoạch lợi nhuận

Doanh thu thuần (Net Sales): Là khoản thu nhận được từ công việc bán lẻ trong một khoảng thời gian nhất định sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ như giảm giá hàng bán, doanh thu bán hàng bị trả lại, các khoản chiết khấu, các khoản thuế không hoàn lại….

Giá vốn hàng bán (Cost of goods sold): Là giá mà các nhà bán lẻ mua hàng hóa trong một thời kì nhất định. Nó được tính dựa trên giá mua và chi phí, không kể các khoản giảm giá như khuyến mãi…

Hệ số biên lợi nhuận hay Tỉ lệ lãi gộp (Gross profit margin): là sự chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá vốn hàng bán, bao gồm chi phí hoạt động cộng với lợi nhuận ròng. Nó đo lường hiệu quả trong hoạt động sản xuất và Marketing, đồng thời cũng phản ánh tính hợp lý trong chính sách định giá của doanh nghiệp. Hệ số biên lợi nhuận gộp được tính bằng công thức sau:

Hệ số biên lợi nhuận gộp (%) =

(Trong đó: Lợi nhuận gộp = Doanh thu - Giá vốn hàng bán)

Chi phí hoạt động (Operating expenses): Chi phí hoạt động đối với các tổ chức bán lẻ là những chi phí xảy ra trong quá trình hoạt động bình thường của tổ chức, không phải là chi phí của hàng bán. Thông thường, chi phí hoạt động thường là chi phí bán hàng hoặc chi phí quản lí.

Lợi nhuận trước thuế (Net profit before taxes): Là khoản lợi nhuận thu được sau khi khấu trừ tất cả các chi phí (lương nhân công, tiền mặt bằng...). Lợi nhuận trước thuế được tính bằng công thức sau:

Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu – Các khoản chi phí

Lợi nhuận trước thuế không bao gồm các khoản thuế như thuế TNDN, thuế TTĐB, thuế xuất, nhập khẩu, thuế VAT…Vì thế, lợi nhuận trước thuế thường không phản ánh chính xác tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu quản trị một công việc bán lẻ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w