III – QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP BÁN LẺ
4 Bảo dưỡng cửa hàng
Bảo dưỡng cửa hàng bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến quản lý cơ sở vật chất. Một số cơ sở vật chất phải được bảo quản tốt như bãi giữ xe ngoài trời, lối vào và cửa thoát hiểm, những dấu hiệu bên ngoài và không gian trưng bày, những khu vực giáp ranh với cửa hàng, đồ nội thất, tường, sàn, điều hoà không khí và những thiết bị sử dụng điện…
Một vài quyết định về bảo dưỡng cửa hàng:
• Nên làm gì để bảo dưỡng các cơ sở vật chất ngoài trời?
• Việc bảo dưỡng cửa hàng nên đựơc tiến hành bởi nhân viên trong cửa hàng hay các chuyên gia từ bên ngoài?
• Những hạng mục cần sửa chữa có đựơc phân loại theo mức độ hư hỏng? Làm thế nào để kịp thời sửa chữa cơ sở vật chất?
• Tần suất bảo dưỡng cửa hàng? Những hoạt động đặc biệt để bảo dưỡng cửa hàng có được thực hiện thường xuyên?
• Việc bảo dưỡng cửa hàng có bị ảnh hưởng bởi tính thời vụ?
• Một thiết bị, phương tiện thường được sử dụng bao lâu trước khi được thay mới? Kế hoạch thay mới được đề ra như thế nào?
• Những tiêu chuẩn nào được đặt ra cho việc bảo dưỡng cửa hàng? Các tiêu chuẩn có cân bằng được chi phí và mức độ mong muốn của việc bảo dưỡng? Chất lượng của việc bảo dưỡng cửa hàng ảnh hưởng đến đánh giá của khách hàng đến doanh nghiệp, tuổi thọ của cơ sở vật chất cũng như chi phí hoạt động. Khách hàng không thích những cửa hàng mất vệ sinh, mục nát hoặc được bảo dưỡng kém. Điều đó có nghĩa là cần thường xuyên lau chùi đồ đạc, thay mới những bóng đèn hỏng, định kỳ sơn sửa mặt tiền cửa hàng để tạo ra hiệu ứng sáng. Một vài chuỗi cửa hàng thì đi xa hơn bằng việc thay thế đồ đạc vào một khoảng thời gian giống nhau để đảm bảo hiệu ứng màu sắc và ánh sáng ở mọi cửa hàng trong chuỗi đều giống nhau.